Xét các phát biểu sau đây:
I. Mã di truyền có tính thoái hóa. Có nghĩa là một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mới gián đoạn là mạch có chiều 3' - 5' cùng chiều với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ một trong hai mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1
Chọn đáp án D
Nội dung 1: sai. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Nội dung 2: sai. Mạch có chiều 3’-5’ cùng chiều với chiều trượt của enzim tháo xoắn là mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch liên tục.
Nội dung 3: sai. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng tất cả các loài sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
Nội dung 4: đúng. Trong quá trình phiên mã, chỉ có mạch gốc của gen mới được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mARN.
Có 1 nội dung đúng.
Đáp án đúng: D
Loại nuclêôtit nào sau đây không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?
Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.
II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV và V.
IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
Khi nói về sự khác nhau ADN trong và ngoài nhân ở tế bào nhân thực có các phát biểu sau:
I. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN ngoài nhân có cấu trúc kép dạng vòng.
II. ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
III. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.
IV. ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN trong nhân có cấu trúc kép dạng vòng.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom này được gọi là
Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều axit amin.
II. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở cuối gen có thể làm cho gen mất khả năng phiên mã.
III. Đột biến thêm một cặp nuclêôtit có thể làm giảm tổng liên kết hiđro của gen.
IV. Đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đột biến?
Trong quá trình phiên mã, phân tử mARN được tổng hợp theo chiều nào?
Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần.
III. Trongmột tế bào, nếu genE ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần.
IV. Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân ly trong nguyên phân. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là:
Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?