Vì căn cứ vào quy định tại Điều 25 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010:
“1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.
Như vậy, theo tinh thần của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì không phải trong mọi trường hợp người tiêu dùng đều có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình. Người tiêu dùng chỉ có quyền này trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngưởi tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.
Người tiêu dùng có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản, điểm cần lưu ý là người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có đầy đủ các nội dung như: Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm; Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu; Nội dung vụ việc; Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tài liệu, chứng cứ kèm theo (Khoản 2 Điều 20 nghị định số 99/2011/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).
Chọn đáp án B