Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án (Phần 8)

  • 6557 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ. 
Xem đáp án

Vì Hội đồng cạnh tranh do Chính Phủ thành lập theo nghị định 05/2006 nhưng hội đồng cạnh tranh không trực thuộc bộ công thương và cũng không trực thuộc Chính Phủ.

Ngoài ra, Hội đòng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết về tất cả các vụ việc về hành vi vi phạm PL cạnh tranh mà chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 3 NĐ 05/2006; Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp xử lý vụ việc cạnh tranh mà thành lập hội đồng xử lý.

Suy ra: Hội đồng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi vi phạm PL cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ mà giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chọn đáp án B


Câu 2:

Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia từ 30% trở lên. 
Xem đáp án
Vì theo Khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật cạnh tranh bị cấm trong mọi trường hợp, không căn cứ vào thị phần.
Chọn đáp án B

Câu 3:

Trong mọi trường hợp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ trước khi ra quyết định điều tra chính thức. 
Xem đáp án

Vì nội dung điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp Luật cạnh tranh, làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Điều tra sơ bộ là giai đoạn điều tra bắt buộc trước khi ra quyết định điều tra chính thức, nếu thiếu gia đoạn này là vi phạm trình tự điều tra.

Tuy nhiên nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy định trong Luật cạnh tranh thì điều tra viên kiến nghị thủ trưởng cơ quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra và không ra quyết định điều tra chinh thức theo quy định Khoản 1 Điều 88 Luật cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 4:

Tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần. 
Xem đáp án

Vì đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh căn cứ kết luận điều tra chính thức đề ra quyết định xử lý vụ việc, không cần tổ chức phiên điều trần.

Chỉ có những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnh tranh, sau khi thụ lý hồ sơ, chủ tịch hội đồng sẽ thành lập hội đồng xử lý, hội đồng xử lý có 30 ngày để nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định.

– Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm.

– Trong trường hợp bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm khắc phục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc.

– Trong những trường hợp còn lại, những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnh tranh phải được xem xét xử lý thông qua phiên điều trần theo quy định Điều 98 Luật canh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 5:

Trong Tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý pháp luật cạnh tranh. 
Xem đáp án
Vì thẩm quyền này là của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội đồng cạnh tranh theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 119 và Điểm đ Khoản 3 Điều 117 Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 6:

Hội đồng cạnh tranh có quyền hủy quyết định xử lý của thủ trưởng cục quản lý cạnh tranh.
Xem đáp án

Vì theo Khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh trường hợp không nhất trí 1 phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên bộ trưởng bộ thương mại.

Do đó thẩm quyền hủy quyết định xử lý của thủ trưởng cục quản lý cạnh tranh phải là bộ trưởng bộ thương mại.

Chọn đáp án B


Câu 7:

Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 tập đoàn không là hạn chế cạnh tranh. 
Xem đáp án
Vì theo Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh thì hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Chọn đáp án B

Câu 8:

Bộ trưởng bộ công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 
Xem đáp án

Vì theo Điều 103 Luật cạnh tranh thì khi xem xét giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ thương mại có các quyền quy định tại khoản 1, 2 Điều 112 Luật cạnh tranh.

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ thương mại Khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 9:

Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của pháp luật về quản lý của nhà nước đối với bán hàng đa cấp. 
Xem đáp án

Vì bán  hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN vi phạm các điều cấm tại Điều 48 Luật cạnh tranh.

Còn hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của PL về quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp thì được quy định tại điều 7 NĐ 110/2005.

Như vậy, hành vi bán hàng đa cấp bất chính không phài là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của PL về quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp như đã nêu ở trên.

Chọn đáp án B


Câu 10:

Trong tố tụng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do bên cung cấp để điều tra vụ việc cạnh tranh.
Xem đáp án
Vì theo điều 60 luật cạnh tranh, chứng cứ không chỉ được xác định từ nguồn do các bên cung cấp mà còn được xác định từ các nguồn khác như: Vật chứng và những vật khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm; lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức, cá nhân liên quan; tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc được công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; kết luận giám định.
Chọn đáp án B

Câu 11:

Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đoạn trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh giải quyết. 
Xem đáp án
Vì theo điều 96 Luật cạnh tranh thì còn có điều tra bổ sung trong trường hợp hội đồng xử lý cạnh tranh thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh phải điều tra bổ sung.
Chọn đáp án B

Câu 12:

Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến hội đồng cạnh tranh hoặc cục quản lý cạnh tranh.
Xem đáp án
Vì theo Khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh thì trường hợp kết hợp của các DN tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp DN sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa theo quy định của PL thì không phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tập trung kinh tế.
Chọn đáp án B

Câu 13:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được miễn trừ. 
Xem đáp án

Vì đối tượng áp dụng thủ tục miễn trừ trong Luật cạnh tranh gồm hai nhóm:

– Nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

– Nhóm tập trung kinh tế.

Còn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không thuộc hai nhóm trên đều không được miễn trừ.

Chọn đáp án B


Câu 14:

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải có ít nhất 7 thành viên của hội đồng cạnh tranh tham gia. 
Xem đáp án
Vì theo Khoản 3 Điều 54 Luật cạnh tranh, chủ tịch hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 thành viên của Hội đồng cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 15:

Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh. 
Xem đáp án
Vì theo Khoản 2 Điều 73 và Khoản 2 Điều 85 Luật cạnh tranh, Điều 110 NĐ 116/2005 thì chỉ có hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần.
Chọn đáp án B

Câu 16:

Không phải thỏa thuận cạnh tranh nào cũng được miễn trừ. 
Xem đáp án

Vì theo Điều 10 Luật cạnh tranh thì:

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 2 Điều 9 của luật này được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng 1 trong các điều kiện tại Khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng.

Chọn đáp án A


Câu 17:

Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan là thị phần của doanh nghiệp đó? 
Xem đáp án
Vì cần phải có 2 yếu tố: có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Chọn đáp án B

Câu 19:

Trong tố tụng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh? 
Xem đáp án
Vì căn cứ Điều 74, NĐ 116/2005 Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 20:

Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh giải quyết? 
Xem đáp án
Vì sau khi điều tra sơ bộ, nếu điều tra viên phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của pháp Luật canh tranh thì tiến hành điều tra chính thức vụ việc.
Chọn đáp án B

Câu 21:

Một doanh nghiệp chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. 
Xem đáp án
Vì cần phải có 2 yếu tố: có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan và có khả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Chọn đáp án B

Câu 22:

Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản.
Xem đáp án

Việc quy định thủ tục rút gọn trong các vụ kiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bởi vì, các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự quá phức tạp và tốn kém không phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp của người tiêu dùng (vốn là những tranh chấp nhỏ lẻ). Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc xử lý tranh chấp của người tiêu dùng cần có một thủ tục đặc biệt đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, có nhiều nước như Ấn Độ, Malaysia, Singapore… còn thành lập cả Tòa án bảo vệ người tiêu dùng.

Trên thực tế, kể trong lĩnh vực tố tụng dân sự (bao gồm cả thương mại) mà không có quan hệ tiêu dùng, vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn cũng là vấn đề không mới lạ trong trong thực tiễn pháp lý tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do đây là một thủ tục mang tính đặc thù (ngoại lệ) nên, việc áp dụng nó cần có những điều kiện nhất định. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2010: “….2.Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;

b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”

Như vậy, pháp luật chỉ cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng dân sự (tại các vụ án về bảo vệ người tiêu dùng) khi hội đủ các điều kiện nhất định. Điều đó có nghĩa là không phải mọi vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đều có thể hoặc cần phải áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi Việc áp dụng thủ tục rút gọn cũng đặt ra vấn đề như:

Xét về truyền thống và kỹ thuật lập pháp, đây là vấn đề cần ghi nhận trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khi mà Bộ luật tố tụng dân sự chưa có cơ hội để ghi nhận thì việc ghi nhận nó trong Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tích cách là tạo tiền đề để phát triển chung của pháp luật tố tụng cũng không vì thế mà ảnh hưởng đến các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Vả lại, lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đều không khẳng định là mọi pháp luật tố tụng đều phải thể hiện hết trong một bộ luật tố tụng.

Khi áp dụng thủ tục rút gọn có thể thực hiện chế độ xét xử bởi một thẩm phán và bản án sẽ có hiệu lực chung thẩm. Như vậy, nguyên tắc xét xử “tập thể” và “hai cấp” có thể bị “xâm hại”.

Qua những phân tích trên ta thấy, khẳng định trên là sai. Vì không phải tất cả các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều áp dụng thủ tục rút gọn.

Chọn đáp án B


Câu 23:

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình trong mọi trường hợp. 
Xem đáp án

Vì  căn cứ vào quy định tại Điều 25 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010:

“1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

Như vậy, theo tinh thần của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì không phải trong mọi trường hợp người tiêu dùng đều có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình. Người tiêu dùng chỉ có quyền này trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngưởi tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.

Người tiêu dùng có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản, điểm cần lưu ý là người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có đầy đủ các nội dung như: Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm; Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu; Nội dung vụ việc; Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tài liệu, chứng cứ kèm theo (Khoản 2 Điều 20 nghị định số 99/2011/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

Chọn đáp án B


Câu 24:

Pháp luật cạnh tranh có mục đích trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Xem đáp án
Mục đích của luật cạnh tranh là tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, luật cạnh tranh chỉ bảo toàn năng lực cạnh tranh, và thông qua việc bảo toàn dán tiếp làm doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, Đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào sự hổ trợ của pháp luật cạnh tranh mà phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế - kỹ thuật.
Chọn đáp án B

Câu 25:

Khi xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp, không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể. 
Xem đáp án
Pháp luật cạnh tranh có 2 loại hành vi cạnh tranh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh không nhất thiết phải xem xét có hậu quả hay không, chỉ cần thỏa mản yếu tố hành vi thì có thể xem xét, tuy nhiên không nhất thiết chứ không phải là không cần xem xét hậu quả. Còn đối với việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xem xét hậu quả, thiệt hại là 1 yếu tố quan trọng để quyết định xử lý, xem xét quyết định hình phạt chính hay hình phạt bổ sung...
Chọn đáp án B

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương