Thứ bảy, 04/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án (Phần 9)

  • 4406 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi thị phần kết hợp của chúng chiếm trên 75% trên thị trường liên quan. 
Xem đáp án
Luật CT chỉ xem trường hợp 4 doanh nghiệp có tổng thị phần trên 75% trở lên trên thị trường liên quan mới xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường (theo điểm c Khoản 2 Điều 11 LCT). Luật CT quan niệm rằng trường hợp có 5 doanh nghiệp thì nó đã đủ để tạo nên sự cạnh tranh nên chỉ quy định 4 doanh nghiệp kết hợp với nhau và có tổng thị phần trên 75% mới xem là nhóm Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Chọn đáp án B

Câu 2:

Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. 
Xem đáp án

CSPL: Khoản 1 điều 58 Luật cạnh tranh.

“Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh”.

Như vậy không phải bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có quyền khiếu nại.

Chọn đáp án B


Câu 3:

Pháp luật cạnh tranh là loại pháp luật chủ yếu mang tính ngăn cấm, can thiệp. 
Xem đáp án
Mục đích của LCT là nhằm ngăn cản, hạn chế các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh không có tính mở mà nó mang tính ngăn cấm, can thiệp.
Chọn đáp án A

Câu 4:

Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều nhằm vào đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. 
Xem đáp án
Hành vi tại khoản 3 điều 45 LCT về việc quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hành, hoặc hành vi  quy định tại Điều 43 LCT. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng không nhằm vào đối thủ cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 5:

Tất cả các trường hợp tập trung kinh tế đều phải được kiểm soát bởi cơ quan quản lý cạnh tranh. 
Xem đáp án
CSPL: Xem khoản 1, khoản 2 Điều 19, xem đoạn 2 khoản 1 điều 20 Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 6:

Hội đồng cạnh tranh quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh. 
Xem đáp án

Hội đồng cạnh tranh chỉ có thẩm quyền xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong khi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh theo quy định của pháp luật có chức năng xem xét điều tra, giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh… xử lý các hành vi khác, bảo vệ người tiêu dùng, chống trợ cấp, tự vệ. Thẩm quyền điều tra các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh, tức là Cục quản lý cạnh tranh (khoản 2 Điều 49 LCT 2004 và Điều 5  NĐ số 06/2006 NĐ-CP).

Như vậy thẩm quyền cao nhất vẫn thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh (CQQLCT).

Chọn đáp án B


Câu 7:

Mọi hành vi có mục đích hạn chế cạnh tranh đều bị cấm. 
Xem đáp án
Trường hợp thỏa thuận không cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại, đại diện cho thương nhân… không bị xem là bất hợp pháp. Hoặc có trường hợp thỏa thuận mang tính chất hạn chế cạnh tranh nhưng nó cũng có tác động tích cực đến thị trường chẳng hạn: thỏa thuận phụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng thỏa thuận này nhăm mục đích bổ trợ cho thỏa thuận chính, và thỏa thuận chính này lại có ích cho kinh tế, xã hội... thì lúc này không xem thỏa thuận có tính chất cạnh tranh là bất hợp pháp.
Chọn đáp án B

Câu 8:

Việc bên mời thầu tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của 1 bên dự thầu cho một bên dự thầu khác để bên này chỉnh sửa hồ sơ dự thầu nhằm mục đích thắng thầu bị coi là hành vi thông đồng trong đấu thầu quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh. 
Xem đáp án

Trường hợp bên mời thầu không phải là doanh nghiệp thì việc tiết lộ này không thuộc phạm vi khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh.

Hơn nữa Trường hợp này không thuộc các hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 116/2005 . Điều 21 NĐ116 quy định như sau:

“Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới một trong các hình thức sau đây:

1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận thắng thầu.

2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác.

3. Các bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.

4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.”

Chọn đáp án B


Câu 9:

Mọi hành vi sáp nhập doanh nghiệp đều phải tiến hành thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan quản lý cạnh tranh. 
Xem đáp án

Điều 19 Luật Cạnh tranh quy định 1 số hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 18 Luật Cạnh tranh nhưng lại được cho hưởng sự miễn trừ bao gồm 2 trường hợp sau:

+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

+ Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Bên cạnh đó đoạn 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh cũng đưa ra trường hợp tập trung kinh tế nhưng không phải làm thủ tục khai báo tập trung kinh tế đối với trường hợp sau:

+ Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Chọn đáp án B


Câu 10:

Pháp luật cạnh tranh chủ yếu dùng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. 
Xem đáp án
Mục đích chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo lưu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp có hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh. Như vậy không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn bảo vệ cả người tiêu dùng.
Chọn đáp án B

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương