Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học 210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

210 câu trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án (Phần 7)

  • 4398 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các cơ quan quản lý nhà nước không chịu sự tác động của Luật cạnh tranh. 
Xem đáp án

Vì cơ quan quản lý NN không được thực hiện những hành vi được quy định tại Điều 6 Luật cạnh tranh để cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Suy ra các cơ quan quản lý NN vẫn phải chịu sự tác động của Luật cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 2:

Thương nhân thực tế là đối tượng của Luật cạnh tranh.
Xem đáp án

Đối tượng của luật cạnh tranh được quy định tại Điều 2 Luật cạnh tranh bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vức thuộc quyền NN và DN nước ngoài hoạt động ở VN.

– Hiệp hội ngành nghề hoạt động VN.

Chọn đáp án B


Câu 3:

Doanh nghiệp độc quyền là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh. 
Xem đáp án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh, đối tượng áp của Luật cạnh tranh bao gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc quyền NN và DN nước ngoài hoạt động ở VN.

Suy ra: Doanh nghiệp độc quyền cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.

Chọn đáp án A


Câu 4:

Tuyển dụng, lôi kéo cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp khác là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. 
Xem đáp án

Vì theo điều 41 Luật cạnh tranh, các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh là hành vi tiếp cận, thu thập thông tin; tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh.

Suy ra: Tuyển dụng, lôi kéo cán bộ chủ chốt của DN khác nếu không nhằm những hành vi như trên thì không phải là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Chọn đáp án B


Câu 5:

Tất cả các hành vi bán hàng dưới giá vốn đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 
Xem đáp án

Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP và Điều 23 Pháp lệnh giá, có một số trường hợp hạ giá trong tình trạng không bình thường bao gồm:

– Hạ giá bán hàng tươi sống.

– Hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung.

– Hạ giá bán hàng theo mùa vụ như bán Trung thu sau Tết Trung thu.

– Hạ giá bán hàng hóa để khuyến mại theo quy định của pháp luật.

– Hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên việc giảm giá này phải theo quy định của pháp luật không được dưới 5%.

Chọn đáp án B


Câu 6:

Mọi hành vi bán phá giá đều bị cấm. 
Xem đáp án

Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp so với giá thông thường trên thị trường VN để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của NN.

Tuy nhiên không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị cấm, chỉ những hành vi bán phá giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của NN thì mới bị cấm. Những hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP và Điều 23 Pháp lệnh giá không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh như:

– Hạ giá bán hàng tươi sống.

– Hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung.

– Hạ giá bán hàng theo mùa vụ như bán Trung thu sau Tết Trung thu.

– Hạ giá bán hàng hóa để khuyến mại theo quy định của pháp luật.

– Hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất kinh doanh.

Chọn đáp án B


Câu 7:

Thị phần là căn cứ duy nhất để xác định quyền lực thị phần. 
Xem đáp án
Vì để xác định quyền lực thị trường phải dựa và nhiều yếu tố khác nhau được quy định tại Điều 22 Nghị Định 116/2005/NĐ-CP như: năng lực tài chính, năng lực công nghệ, quy mô của mạng lưới phân phối, tỷ lệ phần trăm của doanh nghiệp của nhóm thị trường liên quan.
Chọn đáp án B

Câu 8:

Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, tổng công ty là thỏa thuận của hạn chế cạnh tranh. 
Xem đáp án
Vì các doanh nghiệp đó trong cùng một tập đoàn, một tổ công ty nên việc thỏa thuận của họ không nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh giữa họ với nhau.
Chọn đáp án B

Câu 9:

Các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty không phải là đối thủ cạnh tranh. 
Xem đáp án
Các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty có thể tham gia vào những dự thầu của tổng công ty đưa ra và lúc này họ chính là đối thủ cạnh tranh của nhau nhưng không phải là cạnh tranh trên cùng một thị trường liên quan.
Chọn đáp án B

Câu 10:

Tất cả nhưng hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh đều bị cấm thực hiện. 
Xem đáp án

Vì theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh, chỉ những hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận hoặc thỏa thuận thông đồng để 1 hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ được quy định tại các Khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật cạnh tranh mới bị cấm tuyệt đối.

Còn các hành vi theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8 Luật cạnh tranh có thể bị cấm có chọn lọc khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.

Chọn đáp án B


Câu 11:

Mọi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật cạnh tranh đều bị cấm. 
Xem đáp án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh, việc thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Chọn đáp án B

Câu 12:

Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật cạnh tranh có thể bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan trở lên.
Xem đáp án

Vì theo khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh, cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật cạnh tranh.

Mọi hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.

Chọn đáp án B


Câu 13:

Mọi thỏa thuật áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trược tiếp đến đối tượng của hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật cạnh tranh đều bị cấm tuyệt đối.
Xem đáp án

Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8 của Luật cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh.

Hành vi thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trược tiếp đến đối tượng của hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật cạnh tranh chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên mà thôi.

Chọn đáp án B


Câu 15:

Hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Xem đáp án

Vì theo Điều 42 Luật cạnh tranh, hành vi đe dọa, cưỡng ép để buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó là hành vi ép buộc trong kinh doanh chứa không phải là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 44 Luật cạnh tranh, là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Chọn đáp án B


Câu 16:

Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ quá cao so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và nhà nước.
Xem đáp án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh giá 2002, bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ, cá nhân sản xuất kinh doanh khác với lợi ích của Nhà nước.
Chọn đáp án B

Câu 17:

Thị trường liên quan là thị trường sản phẩm liên quan. 
Xem đáp án
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật cạnh tranh, thị trượng liên quan là thị trường gồm: Thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Chọn đáp án B

Câu 18:

Hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh chỉ có thể là hành vi thở thuận hạn chế cạnh tranh. 
Xem đáp án
Vì hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường không chỉ là hành vi thỏa thuận, hạn chế cạnh tranh. Mà còn là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế theo khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án B

Câu 19:

Hành vi ấn định giá bán hàng hóa hoặc cung ấn dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.
Xem đáp án

Hành vi ấn định giá bán hàng hóa hoặc cung ấn dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.

Ngoại trừ các hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/ 2005 không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 20:

Khi vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh có dấu hiệu rõ ràng, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý chính thức ngay. 
Xem đáp án

Vì theo quy định điều 88 Luật cạnh tranh mặc dù vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh có dấu hiệu rõ rầng nhưng vẫn phải thực hiện điều tra sơ bộ.

Điều tra sơ bộ là 1 giai đoạn bắt buộc trước khi ra quyết định xử lý chính thức. nếu thiếu giai đoạn này là vi phạm trình tự tố tụng điều tra.

Chọn đáp án B


Câu 21:

Cơ quan quản lý cạnh tranh không phải điều tra về thị phần của Doanh nghiệp đối với vụ việc có hành vi canh tranh không lành mạnh. 
Xem đáp án
Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh lành mạnh chứ không phải điều tra về thị phần của doanh nghiệp đối với vụ việc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 89 Luật cạnh tranh.
Chọn đáp án A

Câu 22:

Phiên điều trần là 1 phiên tòa. 
Xem đáp án

Về mặt cơ bản, những người tham gia tố tụng cạnh tranh giống như những người tham gia trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự. tuy nhiên điều trần không phải là 1 phiên tòa.

Nhiệm vụ quyền hạn của những người tham gia điều trần khác với Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự.

Những người tham gia hội đồng xét xử không phải là thẩm phán mà là những thành viên trong hội đồng xử lý do hội đồng cạnh tranh thành lập ra.

Ngoài ra, bản chất của phiên điều trần là 1 thủ tục hành chính đảm bảo cho người vi phạm có hành vi hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi các vấn đề có liên quan đến vụ việc để tránh áp đặt vị trí đơn phương của NN và quyết định của hội đồng xử lý trong phiên điều trần là 1 quyết định xử lý hành chính.

Chọn đáp án B


Câu 23:

Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc khi có đơn yêu cầu. 
Xem đáp án
Theo quy định tại Điều 86 Luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh không chỉ tiến hành điều tra vụ việc khi có đơn yêu cầu mà khi quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh thì vẫn có thể ra quyết định điều tra sơ bộ.
Chọn đáp án B

Câu 24:

Bộ trưởng bộ công thương là người duy nhất có quyền giải quyết khiếu nại đối với việc cạnh tranh. 
Xem đáp án

Bộ trưởng bộ công thương không phải là người duy nhất có quyền giải quyết khiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh, Bộ trưởng bộ công thương chỉ có quyền giải quyết khiếu nại trong trường hợp không nhất trí 1 phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật cạnh tranh, trong trường hợp không nhất trí 1 phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên hội đồng cạnh tranh.

Chọn đáp án B


Câu 25:

Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh. 
Xem đáp án

Vì các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền; Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 117 Luật canh tranh, không có các quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 NĐ 120/2005, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường, việc bồi thường này được thực hiện theo quy định của PL về dân sự.

Chọn đáp án A


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương