Bởi vì: Đáp án A vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm, quy định này nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng. Đáp án B vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8 quy định về các điều kiện kết hôn. Đáp án C vi phạm quy định điểm d, khoản 1, Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm do việc kết hôn với người có dòng máu trực hệ, trong phạm vi ba đời liên quan đến vấn đề đạo đức, và bảo vệ sức khỏe cho đứa trẻ, nếu những người có dòng máu trực hệ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau, khi sinh đứa trẻ có tỉ lệ cao bị dị tật. Căn cứ pháp lý: điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 5, điểm a, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
AB là vợ chồng. Sau nhiều năm A mất tích, Tòa tuyên A chết theo yêu cầu của B. Sau đó, B kết hôn với Lợi. Một thời gian sau, A trở về yêu cầu Tòa hủy quyết định tuyên bố A chết. Hỏi hôn nhân giữa B và Lợi có hiệu lực pháp luật không?