Ông A là chủ trang trại, vay vốn chăn nuôi lợn, gặp dịch bệnh tai xanh phải tiêu huỷ. Theo quy định hiện hành, Ông A có thể được hưởng các chính sách nào sau đây:
Doanh nghiệp A được UBND tỉnh K cho thuê đất thời hạn 30 năm kể từ ngày 20/10/2006. Sau khi thuê đất, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và thế chấp cho NHNo. Khi xác định giá trị tài sản thế chấp chi nhánh tính cả giá trị quyền sử dụng đất và giữ các giấy tờ có liên quan. Theo Bạn, việc nhận và xác định giá trị tài sản bảo đảm như vậy đúng hay sai?
Một khoản vay có tài sản bảo đảm là chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ do NHNo Việt Nam phát hành. Khi trích lập dự phòng cụ thể, chi nhánh tính giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) là:
Chi nhánh có một số khoản vay của hộ gia đình, do gặp thiên tai nên được Chính phủ cho phép khoanh nợ trong thời gian 02 năm và được phân loại vào nhóm 5. Theo quy định hiện hành, Chi nhánh phải trích dự phòng cụ thể:
Ông A thế chấp cho NHNo một căn hộ (đã cho Cty TNHH thuê làm trụ sở văn phòng). Sau khi thế chấp, Ông A có được quyền đầu tư vào căn hộ (sửa chữa cửa cho hiện đại, an toàn và lắp đặt máy điều hoà...) không?
Cơ cấu tổ chức của HTX tiểu thủ công nghiệp A có bộ máy quản lý riêng, bộ máy điều hành riêng. Theo quy định của Luật HTX năm 2003, ai là người đại diện HTX theo pháp luật:
Ông A góp vốn bằng 02 xe ô tô vận tải hành khách để cùng các thành viên khác thành lập Công ty TNHH. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Ông A có phải lập thủ tục chuyển giấy chứng nhận quyền sở hữu xe sang cho Công ty TNHH không?
Một khoản vay dư nợ 10 tỷ đồng, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất trị giá 15 tỷ đồng. Quý I khoản nợ được phân vào nhóm 2, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 125 triệu đồng. Quý II khoản nợ được phân vào nhóm 4, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 1.250 triệu đồng. Quý III khoản nợ được phânvào nhóm 5, theo tính toán chi nhánh phải trích dự phòng 2.500 triệu đồng. Theo Bạn, tổng số tiền dự phòng chi nhánh phải trích là: