Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,2 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1300 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 7%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
A. 12%.
B. 26%.
C. 37%.
D. 14%.
Đáp án C
Tỉ lệ sinh sản = số cá thể mới được sinh ra/ tổng số cá thể ban đầu.
- Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,2 × 5000 = 1000 cá thể
- Số cá thể vào cuối năm thứ hai là: 1300 cá thể.
Số lượng cá thể được tăng thêm = (sinh sản – tử vong) × số lượng cá thể ban đầu.
→ 300 = (x – 7%) × 1000 → x = 0,3 + 0,07 = 0,37. → Đáp án C
Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ.
II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
IV. Hầu hết các loài động vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
V. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc nhóm thực vật.
Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ
Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.
III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Diễn thế sinh thái thứ sinh thường có đủ bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Làm biến đổi thành phần loài và số lượng loài của quần xã.
II. Làm biến đổi mạng lưới dinh dưỡng của quần xã.
III. Xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
IV. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật mà không có trong quần thể sinh vật?
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi sống trong cùng một môi trường, các loài đều có giới hạn sinh thái giống nhau.
II. Những loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sẽ có sự cạnh tranh nhau.
III. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố sinh thái này thì sẽ hẹp về nhân tố sinh thái khác.
IV. Các nhân tố sinh thái của môi trường thường rộng hơn giới hạn sinh thái của loài.
Khi nói về diễn thế sinh thái của quần xã trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng.
II. Trong một quần xã đỉnh cực, tổng sinh khối của sinh vật sản xuất luôn lớn hơn tổng sinh khối của sinh vật tiêu thụ.
III. Kết quả của quá trình diễn thế thứ sinh luôn dẫn tới hình thành quần xã suy thoái.
IV. Nếu loài ưu thế bị tiêu diệt thì thường sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái.
Trong không gian, các cá thể cùng loài không có kiểu phân bố nào sau đây?
Mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh luôn có chung đặc điểm nào sau đây?
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.