Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/06/2021 1,059

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ.

Đáp án chính xác

C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường.

D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

* Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể.

- Mức sinh sản:

+ Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Mức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,... và tỉ lệ đực/cái của quần thể.

+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.

- Mức tử vong:

+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con người.

- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:

+ Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật trội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở lên gay gắt.

* Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. Trong đó sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên thì sẽ dẫn tới thiếu nguồn sống, khi đó sự cạnh tranh cùng loài sẽ tăng lên, sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể giảm thì nguồn sống trong môi trường trở nên dồi dào làm tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong, nhập cư tăng dẫn tới làm tăng số lượng cá thể.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:

(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.

(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án » 18/06/2021 4,799

Câu 2:

Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh là ví dụ về quan hệ

Xem đáp án » 18/06/2021 3,415

Câu 3:

Quan hệ nào sau đây thể hiện cho mối quan hệ hội sinh?

Xem đáp án » 18/06/2021 3,124

Câu 4:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,826

Câu 5:

Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,027

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kích thước quần thể?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,966

Câu 7:

Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể ?

Xem đáp án » 18/06/2021 1,439

Câu 8:

Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

(1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá.

(2) Số lượng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước.

(3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở.

(4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng.

(5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết.

Xem đáp án » 18/06/2021 1,366

Câu 9:

Ổ sinh thái của loài là:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,192

Câu 10:

Tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada biến động theo chu kỳ nhiều năm. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này?

(1) Kích thước quẩn thể thỏ bị số lượng mèo rừng khống chế và ngược lại.

(2) Mối quan hệ giữa mèo rừng và thỏ là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

(3) Sự biến động số lượng thỏ và mèo rừng là do sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.

(4) Thỏ là loài thiên địch của mèo rừng trong tự nhiên

Xem đáp án » 18/06/2021 1,165

Câu 11:

Môi trường sống của vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh trong rễ cây họ đậu là

Xem đáp án » 18/06/2021 904

Câu 12:

Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã

Xem đáp án » 18/06/2021 895

Câu 13:

Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:

Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

Xem đáp án » 18/06/2021 891

Câu 14:

Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.

II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/ năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250

III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/ năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13, 23 cá thể/ha

IV. Sau 1 năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.

Xem đáp án » 18/06/2021 842

Câu 15:

Mối quan hệ giữa hai loài mà trong đó có một loài không có lợi mà cũng không bị hại là

Xem đáp án » 18/06/2021 807

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »