IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 75

Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là


A. Quần thể cá trê.


B. Quần thể rái cá.

C. Quần thể cá chép.

D. Quần thể ốc bươu vàng.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D

- Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.

- Trong 4 quần thể trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.          

C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.                                

D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

Xem đáp án » 01/07/2023 116

Câu 2:

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.    Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: A. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành thể hiện rõ ở đường cong số I	 B. Đường cong số II thường gặp ở một số loài như người và thú cỡ lớn trong tự nhiên. 	 C. Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít. 	 D. Đối với các loài có chiến thuật sinh sản kiểu bùng nổ, tạo ra một số lượng khổng lồ con non trong một thời gian ngắn thường có đường cong sống sót kiểu II (ảnh 1)

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:

Xem đáp án » 01/07/2023 111

Câu 3:

Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

150

149

120

Số 2

250

70

20

Số 3

50

120

155

Hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án » 01/07/2023 96

Câu 4:

Trong ba hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

130

130

100

Số 2

250

70

20

Số 3

50

120

125

Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

(1). Quần thể 1 có số lượng tháp tuổi ổn định. Vì vậy theo lý thuyết thì số lượng cá thể của quần thể 1 sẽ không thay đổi

(2). Quần thể 2 có dạng tháp tuổi phát triển. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể tiếp tục tăng lên

(3). Quần thể 3 có dạng tháp tuổi suy thoái. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể sẽ tiếp tục giảm xuống

(4). Nếu trong 3 quần thể trên có một quần thể đang bị khai thác quá mạnh thì đó là quần thể 2. Vì khi bị khai thác quá mạnh nó sẽ làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản

Xem đáp án » 01/07/2023 96

Câu 5:

Cho các thông tin sau:

(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.

(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.

(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

Xem đáp án » 01/07/2023 94

Câu 6:

Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.

Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:

Xem đáp án » 01/07/2023 93

Câu 7:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án » 01/07/2023 91

Câu 8:

Ở điều kiện bình thường trong tự nhiên, quần thể thường có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào?

Xem đáp án » 01/07/2023 88

Câu 9:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

Xem đáp án » 01/07/2023 88

Câu 10:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 01/07/2023 87

Câu 11:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.

II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.

III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

Xem đáp án » 01/07/2023 87

Câu 12:

Điểu không đúng khi kết luận mật độ quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới

Xem đáp án » 01/07/2023 86

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thề sinh vật?

Xem đáp án » 01/07/2023 86

Câu 14:

Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

Xem đáp án » 01/07/2023 86

Câu 15:

Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể

Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể   Một số nhận xét được đưa ra như sau: I. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.  II. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.  III. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.  IV. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.  Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng? (ảnh 1)

Một số nhận xét được đưa ra như sau:

I. Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

II. Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

III. Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

IV. Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

Xem đáp án » 01/07/2023 85

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »