Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

16/07/2024 405

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

(1) Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.

(2) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể.

(4) Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai.

(5) Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản.

(6) Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 1  

B. 3   

Đáp án chính xác

C. 2   

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án B

Các kết luận đúng là: (1) (4) (6).

1. đúng vì cấu trúc tuổi của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể và có phụ thuộc vào môi trường nên có thể thay đổi khi môi trường thay đổi.

2. sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể.

3. sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái. Tỉ lệ giới tính mới phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể nên tỉ lệ giới tính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của các cá thể trong quần thể.

4. đúng.

5. sai, một số loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. Ví dụ như quần thể vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con.

6. đúng vì tuổi thọ của quần thể càng cao và vùng phân bố chứa nhiều điều kiện sống thuận lợi thì cấu

trúc tuổi của quần thể càng phức tạp.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ quả trong số những hệ quả sau đây?

I. Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

II.  Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

III.  Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

IV. Nguồn sống giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

Xem đáp án » 18/06/2021 3,260

Câu 2:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.

II. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.

III. Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.

IV. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài

Xem đáp án » 18/06/2021 3,128

Câu 3:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Phân bố ngẫu nhiên là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp cho sinh vật tận dụng được nguồn sống tối đa và giảm sự cạnh tranh

II. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, thời gian và điều kiện môi trường

III. Mật độ cá thể trong quần thể là đại lượng biến thiên và thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống

IV. Đường cong biểu thị sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện bị giới hạn có hình chữ S, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể tăng dần

Xem đáp án » 18/06/2021 3,117

Câu 4:

Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể?

Xem đáp án » 18/06/2021 2,407

Câu 5:

Trong một hệ sinh thái, có bao nhiêu nhóm sinh vật sau đây được xếp vào sinh vật phân giải?

I.   Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.

II.  Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

III.Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.

Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển.

Xem đáp án » 18/06/2021 2,059

Câu 6:

Kích thước quần thể phụ thuộc vào:

Xem đáp án » 18/06/2021 2,044

Câu 7:

Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong cùng một quần thể, sự cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để cạnh tranh về thức ăn, nơi sinh sản.

II. Sự cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.

III. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của các cá thể trong quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Xem đáp án » 18/06/2021 1,895

Câu 8:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

Xem đáp án » 18/06/2021 1,193

Câu 9:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu dưới đây?

I. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

II. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

III. Kích thước của quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

IV. Nếu kích thước của quần thể vượt qua mức tối đa, quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Xem đáp án » 18/06/2021 1,053

Câu 10:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 888

Câu 11:

Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

Xem đáp án » 18/06/2021 882

Câu 12:

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L, N được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A, C là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.  Chuỗi thức ăn ngắn nhất trong lưới thức ăn có 4 bậc dinh dưỡng.

II.  Lưới thức ăn có 10 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loài K bị tuyệt chủng thì sẽ kéo theo sự tuyệt chủng của 2 loài.

IV. Nếu số lượng cá thể của loài N giảm xuống thì số lượng cá thể của loài I sẽ tăng lên.

 

Xem đáp án » 18/06/2021 837

Câu 13:

Có 4 loài động vật cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc, phân bố tại các vị trí xác định như sau: Loài I sống ở vùng trung lưu sông. Loài II sống ở cửa sông. Loài III sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 50m. Loài IV sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 5000m. Trong 4 loài trên, loài nào là loài hẹp muối nhất

Xem đáp án » 18/06/2021 781

Câu 14:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa Chuột đồng Rắn hổ mang  Diều hâu

Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây

Xem đáp án » 18/06/2021 655

Câu 15:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án » 18/06/2021 586

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »