Cho X là một muối nhôm (khan), Y là một muối vô cơ (khan). Hòa tan m gam hỗn hợp 2 muối X, Y (có cùng số mol) vào nước thu được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, kết tủa D và khí C. Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa này bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm dd Ba(OH)2 vào dung dịch A thì kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó thêm tiếp dd Ba(OH)2 vào thì lượng kết tủa đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E và F đến khối lượng ko đổi, thu được 6,248g và 5,126g các chất tương ứng. Cho biết F không tan trong axit mạnh.
a. Xác định CTHH của các muối X, Y.
b. Tính m và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị E lớn nhất.
Lời giải:
a. Cho AgNO3 vào dung dịch B đã axit hoá tạo ra kết tủa trắng bị hoá đen ngoài ánh sáng, đó là AgCl, vậy phải có một trong hai muối là muối clorua.
- Khi cho Ba(OH)2 mà có khí bay ra chứng tỏ đó là NH3. Vậy muối Y phải là muối amoni (muối trung hoà hoặc muối axit)
- Mặt khác khi thêm Ba(OH)2 tới dư mà vẫn còn kết tủa chứng tỏ một trong hai muối phải là muối sunfat
Các phản ứng dạng ion:
\[A{g^ + } + C{l^ - } \to AgCl \downarrow \]
\[NH_4^ + + O{H^ - } \to N{H_3} + {H_2}O\]
\[A{l^{3 + }} + 3O{H^ - } \to Al{(OH)_3} \downarrow \]
\[Al{(OH)_3} + O{H^ - } \to Al(OH)_4^ - \]
\[B{a^{2 + }} + SO_4^{2 - } \to BaS{O_4}\](không đổi khi nung)
Sự chênh lệch nhau vì khối lượng khi nung E, F là do Al2O3 tạo thành từ Al(OH)3
\[{n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{6,248 - 5,126}}{{102}} = 0,011(mol)\]
\[{n_{BaS{O_4}}} = {n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{5,126}}{{233}} = 0,022(mol)\]
Ta thấy: \[{n_{SO_4^{2 - }}} = {n_{A{l^{3 + }}}}\]nên không thể có muối Al2(SO4)3. Do đó muối nhôm phải là muối clorua AlCl3 với số mol = 0,011. 2 = 0,022 mol và muối Y phải là (NH4)2SO4 hoặc NH4HSO4 với số mol là 0,022 mol.
b.
- Trường hợp muối (NH4)2SO4
m = 0,022. 133,5 + 0,022. 132 = 5,841 gam
nkhí C = \[{n_{NH_4^ + }}\]= 0,044 (mol) → VB = 0,9856 lít
- Trường hợp muối NH4HSO4
m = 0,022. 133,5 + 0,022. 115 = 5,467 gam
nkhí C = \[{n_{NH_4^ + }}\]= 0,022 (mol) → VB = 0,4928 lít
a) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố B có phân lớp e ngoài cùng là 4s.
(1) Trong 2 nguyên tố A, B nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim?
(2) Xác định cấu hình e của A, B và tên của A, B.
Cho biết tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của A và B là 7.
b) Cho các ion A-, B2+ đều có cấu hình electron của khí trơ Ne (1s22s22p6). Viết cấu hình e của A, B và dự đoán tính chất hoá học của 2 nguyên tố này.
Hòa tan 21,1 gam hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200 gam dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch B và 4,48 lít khí H2.
a. Xác định phần trăm mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b. Tính khối lượng muối có trong dung dịch B.
Cho 34,8g hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 4,48 lít khí NO2 ở đktc.
- Phần 2: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).
Xác định khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Cho 5 mol N2 và 12 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thu được 13 mol hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:
C2H6 C2H4 C2H5OH Buta-1,3-đien Cao su Buna.
Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên?