Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Vì sao phải trở thành đạo diễn cho bộ phim cuộc đời của chính mình?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề: Vì sao phải trở thành đạo diễn cho bộ phim cuộc đời của chính mình?
2. Giải quyết vấn đề
- Cần trở thành đọa diễn cho bộ phim cuộc đời của chính mình vì đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân.
- Giúp làm chủ được cuộc đời- biết xác định mục tiêu, ước mơ, xây dựng kế hoạch hành động không lệ thuộc vào hoàn cảnh, số phận.
- Sống một cuộc đời có ý nghĩa, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
- Bàn luận mở rộng: Phê phán những người không biết làm chủ cuộc đời, lãng phí thời gian làm khán giả cho cuộc đời người khác.
- Bài học nhận thức và hành động.
3. Tổng kết vấn đề.
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
(…) Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân, dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bưc bội gì mỗi độ thu về.”
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, Tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)
Anh/Chị hãy cảm nhận về hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
[1] Mỗi người trên thế giới này đều có một cuộc đời riêng và duy nhất, với những ngoại hình và hoàn cảnh khác nhau không bao giờ trùng lặp. Hãy gọi mỗi cuộc đời như vậy là một bộ phim - những bộ phim cuộc đời con người. Ai cũng có bộ phim cuộc đời của riêng mình, bất kể đó là kẻ hành khất hay một vị vua. [2] Trong bộ phim cuộc đời ấy, chúng ta vừa là người viết kịch bản, vừa là đạo diễn kiêm diễn viên và thậm chí kiêm khán giả nữa. Nhưng có một sự thật đáng tiếc, thay vì làm đạo diễn điều khiển cuộc đời mình, dường như chúng ta lại thích thú hơn với việc làm khán giả cho bộ phim của người khác, từ người thân quen, người trong các mối quan hệ xã giao hay thậm chí là người hoàn toàn xa lạ. Việc tình nguyện làm khán giả cho người khác là một thói quen nguy hiểm. Nó không chỉ làm bạn hao phí nhiều thời gian, sinh lực mà còn khiến bạn quen với thế bị động, bị động theo dõi người khác và rồi bị động luôn với chính cuộc đời mình. Mỗi ngày, nhờ internet bạn biết được bao nhiêu chuyện “hay hay” trên thế giới, từ cô nàng minh tinh màn bạc Hollywood lộ hàng khi dạo phố cho đến anh nhà quê tung clip âm nhạc mới, từ hotgirl khoe đường cong cho tới anh chàng trẻ tuổi công khai làm lành với vợ… Thừa nhận đi, một ngày bạn đọc bao nhiêu tin tức kiểu này, theo dõi bao nhiêu người xa lạ kiểu này? Tình nguyện làm khán giả vô hình cho những thứ vô bổ, những người xa lạ ở tận đâu đâu như vậy, bạn sẽ mãi đóng vai quần chúng trong cuộc đời người khác. Cứ như vậy, cuộc đời bạn ai sẽ đóng thay đây hay nói đúng hơn, cuộc đời bạn ai sẽ sống thay?
(“Sống như ngày mai sẽ chết”, Phi Tuyết, NXB Thế giới, tr.10 – 11)
Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.