I. Chất khí là môi trường cách điện
Bình thường chất khí không dẫn điện, nó là một chất điện môi
II. Khi có ngọn lửa ga hay chiếu bức xạ tử ngoại không khí trở thành dẫn điện
III. Bản chất dòng điện trong chất khí
1. Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá
Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do. Electron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa mô tả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.
Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
Một bóng đèn có ghi 110 V – 50 W. Mắc bóng đèn trên vào mạng điện với hiệu điện thế 110 V.
a. Tính điện trở của bóng đèn
b. Cường độ dòng điện định mức là bao nhiêu để đèn sáng bình thường
c. Nếu thời gian thắp sáng bóng đèn là 2h hãy tính năng lượng đã cung cấp cho đèn
Một vật có khối lượng 20 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực nằm ngang F = 100 N. Hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là 0,2. Cho g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ hai là:
Một máy bay đang bay ngang với vận tốc v1 ở độ cao h so với mặt đất muốn thả bom trúng một đoàn xe tăng đang chuyển động với vận tốc v2 trong cùng mặt phẳng thẳng đứng với máy bay.
Hỏi còn cách xe tăng bao xa thì cắt bom (đó là khoảng cách từ đường thẳng qua máy
bay đến xe tăng) trong hai trường hợp :
a) Máy bay và xe tăng chuyển động cùng chiều.
b) Máy bay và xe tăng chuyển động ngược chiều.
Một bàn là điện có ghi 220V – 1000 W
a) Tính cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của bàn là.
b) Tính điện trở dây nung của bàn là khi nó hoạt động bình thường.
c) Nếu một ngày dùng 30 phút thì trong 1 tháng (30 ngày) tiền điện phải trả là bao nhiêu biết 1kWh là 800 đồng.
Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau, mỗi quả có khối lượng 5 g, mang điện tích q được treo vào điểm O bởi hai sợi dây có cùng chiều dài 50 cm. Cả hệ được đặt trong không khí. Khi cân bằng các dây treo hợp với nhau một góc 90o. Lấy g = 10 m/s2.
Tính giá trị của q và lực căng dây treo khi cân bằng.
Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức
Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 15 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 30 phút. Hỏi khi dùng R1 song song R2 thì thời gian đun sôi nước là (coi nhiệt lượng trong các trường hợp là không đổi)
Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Viên bi có thể tích , khối lượng m = 9.10-5 kg. Dầu có khối lượng riêng D = 800 kg/m3. Tất cả được đặt trong điện trường đều, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới có độ lớn 4,1.105 V/m. Tính điện tích mà hòn bi tích được để nó có thể lơ lửng trong dầu. Cho .
Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau:
a) Sau 40 giây, xe đi được bao nhiêu mét?
b) Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường.
Một lò xo khi treo vật 100 g sẽ dãn ra 5 cm. Cho g = 10 m/s2.
a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Khi treo vật m’ lò xo dãn ra 3 cm. Tìm m’.
Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như thế nào nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B:
Tìm mômen động lượng của trái đất đối với trục quay riêng của nó. Trên trái đất là một hình cầu đặc, đồng chất có bán kính R = 6400 km có khối lượng trung bình = 5,5 g/cm3.
Một bếp điện gồm hai dây điện trở R1 và R2. Nếu chỉ dùng R1 thì thời gian đun sôi nước là 10 phút, nếu chỉ dùng R2 thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Khi dùng R1 nối tiếp R2 thì thời gian đun sôi nước là(coi nhiệt lượng trong các trường hợp là không đổi)
Một vật có khối lượng m chịu tác dụng của hai lực . Cho biết F1 = 34,64 N; F2 = 20 N; α = 30° là góc hợp bởi hai lực . Tìm độ lớn lực tổng hợp.
Dùng bếp điện để đun nước trong ấm. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 120 V thì thời gian đun sôi nước là t1 = 10 phút còn nếu U2 = 100 V thì t2 = 15 phút. Hỏi nếu dùng U3 = 80 V thì thời gian đun sôi nước là bao nhiêu. Biết rằng nhiệt lượng để đun sôi nước tỉ lệ với thời gian đun nước