Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử phi kim X là 46, trong nguyên tử kim loại Y là 34 và trong nguyên tử khí hiếm Z là 120. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X, Y, Z?
Vì số hạt proton = số hạt electron nên:
Gọi số hạt proton = số hạt electron = p
Số hạt nơtron = n
Ta có:
- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử phi kim X là 46 nên:
2p + n = 46 → n = 46 – 2p
Mà
\[\begin{array}{l}1 \le \frac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \frac{{46 - 2p}}{p} \le 1,5\\ \Rightarrow p \le 46 - 2p \le 1,5p\\ \Leftrightarrow 3p \le 46 \le 3,5p\\ \Leftrightarrow 13,14 \le p \le 15,33\end{array}\]
→ p = 14 hoặc p = 15
Với p = 14 thì n = 46 – 28 = 18 → Z = 14 + 18 = 32 (Loại)
Với p = 15 thì n = 46 – 30 = 16 → Z = 15 + 16 = 31 (Nhận)
Vậy X là photpho (P)
- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử kim loại Y là 34 nên:
2p + n = 34 → n = 34 – 2p
Mà
\[\begin{array}{l}1 \le \frac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \frac{{34 - 2p}}{p} \le 1,5\\ \Rightarrow p \le 34 - 2p \le 1,5p\\ \Leftrightarrow 3p \le 34 \le 3,5p\\ \Leftrightarrow 9,7 \le p \le 11,33\end{array}\]
→ p = 10 hoặc p = 11
Với p = 10 thì n = 34 – 20 = 14 → Z = 10 + 14 = 24 (Loại)
Với p = 11 thì n = 34 – 22 = 12 → Z = 11 + 12 = 23 (Nhận)
Vậy Y là natri (Na)
- Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử khí hiếm Z là 120 nên:
2p + n = 120 → n = 120 – 2p
Mà
\[\begin{array}{l}1 \le \frac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \frac{{120 - 2p}}{p} \le 1,5\\ \Rightarrow p \le 120 - 2p \le 1,5p\\ \Leftrightarrow 3p \le 120 \le 3,5p\\ \Leftrightarrow 34,29 \le p \le 40\end{array}\]
→ p = 35, 36, 37, 38, 39, 40
Với p = 35 thì n = 120 – 70 = 50 → Z = 35 + 50 = 85 (Loại)
Với p = 36 thì n = 120 – 72 = 48 → Z = 36 + 48 = 84 (Nhận)
Vì Z là nguyên tố khí hiếm nên các trường hợp còn lại sẽ loại hết
Vậy Z là kripton (Kr).
Hoà tan vừa đủ oxit của kim loại M có công thức MO vào V ml dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 4,9% (D = 1,86 gam/ml) được dung dịch chỉ chứa một muối tan có nồng độ 7,69 %.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính giá trị của V.
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong 1,37 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 1,16 gam gồm hai khí N2O và N2. Cô cạn dung dịch Y được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m + 2,4) gam chất rắn. Mặt khác, để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,705 lít dung dịch KOH 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong X là:
Hợp chất X có dạng A2B5, tổng số hạt proton trong phân tử là 70. Số hạt mang điện trong A nhiều hơn số hạt mang điện trong B là 14. Xác định số proton của A và B.
Có những bazơ: Cu(OH)2, KOH, Fe(OH)3, NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Zn(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:
a) Tác dụng được với dung dịch HCl?
b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
c) Tác dụng được với dung dịch FeCl3?
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?
e) Tác dụng được với khí CO2?
Hòa tan 4,8 gam Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
Một hợp chất có phân tử khối 62 đvC. Trong phân tử nguyên tử oxi chiếm 25,8 phần trăm theo khối lượng còn lại là nguyên tố natri. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học có trong phân tử của hợp chất.
Cho 16,4 gam hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ 200 gam dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc có thu được 2,24 lít khí CO2 ở đktc và dung dịch X.
a) Viết các PTHH xảy ra. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b)Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng
c) Tính nồng độ % của muối thu được trong dung dịch X.
Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M (dư) tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Cho kim loại M tạo ra hợp chất \[MS{O_4}\]. Biết phân tử khối là 120. Xác định kim loại M:
1 đvC có khối lượng tính bằng gam là 0,166.10-23 gam. Vậy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử sắt là: