Từ gợi ý ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì?
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu vấn đề: Ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì?
2. Giải quyết vấn đề
- Ngông nghênh: Theo từ điển giải thích, ngông nghênh ý chỉ thái độ tự đắc không kiêng nể ai.
- Ngông nghênh của tuổi trẻ khiến con người dễ bỏ lỡ những điều gì?
+ Cơ hội học hỏi những điều hay ho bổ ích.
+ Cơ hội được yêu thương, được thấu hiểu.
+ Cơ hội được trưởng thành.
+ Cơ hội được giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
+ Người có thái độ ngông nghênh đôi khi còn đánh mất những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống của mình đến khi nhìn lại có lẽ đã không thể sửa chữa
- Con người, nhất là người trẻ cần hiểu và loại bỏ thái độ sống này khỏi cuộc sống của mình tránh hối tiếc về sau. ……
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân
3. Tổng kết vấn đề.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BẢN NHÁP
Ngông nghênh tuổi trẻ
vô tình đục rạn chân chim mắt mẹ
Ngông nghênh tuổi trẻ
vô tình vít còng lưng cha.
Hồn nhiên bước vào ngôi nhà hôn nhân
Cuộc sống lứa đôi
đại ngàn nhiệt đới
Ta bơ vơ đứa trẻ rừng chiều lạc lối
Như thiêu thân
lao vào ánh sáng công danh
Bảy dại…Ba khôn
Một giận…Mười buồn
Đi giữa cõi nhân gian
ta như quả non xanh
ủ đất đèn chín ép
Chuyến tàu đời vừa qua ga Lục Thập
Ngoái lại, ước chi
Đó là BẢN NHÁP
(Bản nháp, Vân Anh, Dưới vòm sữa mẹ, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.31)
Anh chị hiểu như thế nào về những câu thơ:
Đi giữa cõi nhân gian
ta như quả non xanh
ủ đất đèn chín ép
Qua bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì nếu con người phải nói lời ước chi trong cuộc đời mình.
Chỉ ra những tính từ thể hiện thái độ sống của nhân vật trữ tình khi còn trẻ tuổi trong văn bản trên.
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:
- Trống gì đấy, u nhỉ?
- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ...
- Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:
- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?
Im lặng một lúc thị lại tiếp:
- Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.
Tràng hỏi vội trong miếng ăn:
- Việt Minh phải không?
- Ừ, sao nhà biết?
Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.
Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét sự mới mẻ của nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám.