Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương. |
0,25 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề: trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương. Có thể theo hướng: - Quê hương là nơi sinh ra, lớn lên; nơi ghi dấu những kỉ niệm từ thửơ ấu thơ trong cuộc sống của mỗi người. Quê hương có vai trò quan trọng trong cuộc sống nên mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ cần có trách nhiệm với quê hương. - Trước hết, mỗi người cần có tình yêu, sự gắn bó và thấu hiểu quê hương của mình để từ đó xác định rõ mục đích, trách nhiệm của bản thân. - Nỗ lực học tập, rèn luyện, hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và tri thức để trở thành những con người sống ý nghĩa, đóng góp những giá trị cho quê hương. - Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để đóng góp xây dựng, bảo vệ quê hương; tuyên truyền các giá trị văn hóa, vẻ đẹp, truyền thống của quê hương; phê phán những việc làm gây tổn hại cho quê hương…
|
1,0 |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
Em có về thôn trăng,
Khúc sông cửa võng vắt qua làng như lụa,
Phù sa in mặt người lam lũ,
Truân chuyên vạt sóng đời người
Mực mồng tơi nhoè tím tuổi thơ tôi
Một tuổi thơ khét nắng,
đầu trần chân đất,
đòn roi.
Ký ức hình mảnh cháy cơm sót lại đáy nồi,
Phên dại rách mẹ lấy lưng che chỗ gió,
Là những ngày mưa xé nát bươm con ngõ,
rau tập tàng thay cơm.
Tháng mười thắt eo lưng cây rơm,
Tháng bảy bão qua xô nghiêng nhà, hất tung chái bếp
bão mưa, đói nghèo không làm tắt được
ngọn lửa hồng của mẹ tôi.
Tôi lớn lên bằng con tôm, ngọn muống già, trái sấu non, đọt mùng tơi
Bằng sự bòn nhặt suốt đời của mẹ
Cánh cò vẫn trắng nguyên dẫu lời ru không giá thú
Khóm xương rồng gai góc nở hoa.
Mẹ còng lưng cho tôi đứng thẳng,
Mẹ bấu víu vào đất quê nhà cho tôi đi xa.
Em có về với giếng nước, gốc đa,
Với những bức tường nước cốt trầu loang lổ,
Với móm mém nụ cười, đôn hậu như trong câu chuyện cổ,
Gáo nước mưa gội mát trưa hè
Thôn trăng – yêu được thì về.
( Em có về thôn trăng, Đàm Huy Đông)
Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản.
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Mẹ còng lưng cho tôi đứng thẳng,
Mẹ bấu víu vào đất quê nhà cho tôi đi xa.
Chỉ ra những hình ảnh miêu tả quê hương được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Em có về với giếng nước, gốc đa,
Với những bức tường nước cốt trầu loang lổ,
Với móm mém nụ cười, đôn hậu như trong câu chuyện cổ,
Gáo nước mưa gội mát trưa hè
Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …
(Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Sách Ngữ văn 12- tập 2, NXB Giáo dục, 2011, Tr.78)
Hãy phân tích đoạn văn trên; từ đó nhận xét quan niệm của tác giả về nghệ thuật.