Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

31/07/2023 66

a. Cho biết A, B, C, D là các chất chuyển hóa trung gian (không theo đúng thứ tự) trong một con đường hóa sinh của tế bào người ta tìm thấy 4 thể đột biến khác nhau kí hiệu từ D1 – D4. Khi nuôi cấy 4 thể đột biến này lần lượt trong các môi trường có bổ sung chất A, B, C, D người ta thu được kết quả như sau:

D1 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc D.

D2 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc D.

D3 chỉ sinh trưởng trong môi trường có D.

D4 chỉ sinh trưởng trong môi trường có A hoặc B hoặc C hoặc D.

Hãy vẽ sơ đồ các bước chuyển hóa của con đường trên và chỉ ra những bước chuyển hóa bị ức chế tương ứng các thể đột biến D1-D4. Giải thích.

b. Một gen có 5 đoạn êxon và 4 đoạn intrôn. Trong điều kiện không có đột biến và mỗi phân tử mARN trưởng thành đều có đủ 5 êxon thì gen này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại phân tử mARN.

c. Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN cần có đoạn ARN mồi? Trình bày cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải:

a.

- Sơ đồ các bước chuyển hóa của con đường trên: C → B → A → D.

- Chỉ ra những bước chuyển hóa bị ức chế tương ứng các thể đột biến D1-D4:

+ D1 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa B → A.

+ D2 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa C → B.

+ D3 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim chuyển hóa A → D.

+ D4 bị đột biến làm mất chức năng của gen mã hóa enzim hình thành chất C.

- Giải thích: Thể đột biến nào chỉ cần bổ sung một chất thì chất đó là sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa (D3). Thể đột biến cần phải bổ sung tất cả các chất thì thể đột biến đó bị hỏng gen quy định enzim chuyển hóa tiền chất đầu tiên của con đường chuyển hóa (D4).

b. 2 đoạn êxon ở đầu và ở cuối chứa mã mở đầu và mã kết thúc nên cố định. Do đó, số phân tử mARN tạo ra chính là số cách sắp xếp 3 đoạn êxon còn lại và bằng 3! = 6.

c.

- Quá trình nhân đôi ADN cần có đoạn ARN mồi vì enzim ARN pôlimeraza chỉ có hoạt tính gắn nu khi có đầu 3’-OH tự do.

- Cơ chế thay thế đoạn ARN mồi bằng đoạn ADN: Đoạn mồi là 1 đoạn ARN nên sau khi tổng hợp xong đoạn Okazaki thì nó được cắt bỏ và tổng hợp các nu mới để thay thế. Quá trình cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp các nu mới được thực hiện bởi ADN pôlimeraza. Các enzim này cắt bỏ đoạn mồi và gắn các nu mới vào đầu 3’-OH của đoạn Okazaki trước.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết các sơ đồ lai từ P đến F1 trong các trường hợp sau:

P: AA (hoa đỏ) × Aa (hoa đỏ)

P: Aa (hoa đỏ) × aa (hoa trắng)

Xem đáp án » 31/07/2023 136

Câu 2:

Tại sao chúng ta cần phải ăn đa dạng và phối hợp hợp lí giữa các nhóm thực phẩm? Có thể ăn thật nhiều một nhóm thực phẩm nào đó không?

Xem đáp án » 31/07/2023 133

Câu 3:

Cho hai cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ và thân thấp, hoa trắng giao phấn thu được F1. Các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2. Biết thân cao, hoa đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, hoa trắng. Hỏi:

a. Kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

b. Hãy xác định các biến dị tổ hợp ở F2?

c. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ ở F2?

Xem đáp án » 31/07/2023 131

Câu 4:

Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA : 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là

Xem đáp án » 31/07/2023 130

Câu 5:

Một đoạn phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1 200 000 nu. Biết số nuclêôtit loại G = 200 000 nu.

a. Tính số nuclêôtit của mỗi loại còn lại.

b. Tính chiều dài của phân tử ADN (đơn vị bằng Å).

Xem đáp án » 31/07/2023 129

Câu 6:

Có 1 hợp tử ở một loài tiến hành nguyên phân 4 lần đã tạo ra tổng số tế bào con có chứa tất cả 1280 NST. Hãy xác định:

a. Số NST 2n của loài trên.

b. Số NST môi trường đã cung cấp cho hợp tử nguyên phân.

Xem đáp án » 31/07/2023 124

Câu 7:

Một thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. Tính số hợp tử tạo thành.

 

 

 

 

Xem đáp án » 31/07/2023 118

Câu 8:

Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Xem đáp án » 31/07/2023 114

Câu 9:

Viết sơ đồ lai từ P → F1 và xác định kiểu gen, kiểu hình F1. Cho P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn).

Xem đáp án » 31/07/2023 113

Câu 10:

Cho P thuần chủng: hạt vàng, trơn lai với hạt xanh, nhăn. F1 thu được 100% hạt vàng, trơn. Cho F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

Xem đáp án » 31/07/2023 113

Câu 11:

Trình bày diễn biến cơ bản của giảm phân I.

Xem đáp án » 31/07/2023 109

Câu 12:

Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?

Xem đáp án » 31/07/2023 107

Câu 13:

Vì sao con người ta có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vacxin hoặc sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó?

Xem đáp án » 31/07/2023 104

Câu 14:

Phân biệt máu, nước mô và bạch huyết.

Xem đáp án » 31/07/2023 102

Câu 15:

Ở ruồi giấm 2n = 8 có 3 tế bào nguyên phân 3 lần bằng nhau.

- Tính số tế bào con được tạo thành.

- Nếu một tế bào đang ở kì đầu, kì sau, kì cuối của nguyên phân thì tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn, kép, crômatit, tâm động.

Xem đáp án » 31/07/2023 89

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »