Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau:
Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) × Dòng 2 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.
Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) × Dòng 3 (hoa đỏ) được F1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.
Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.
a. Hãy dùng tiêu chuẩn ꭓ² (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, ꭓ² lí thuyết = 3,84.
b. Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai
phép lai trên.
c. Cho rằng khi lai dòng 2 với dòng 3 được F1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn, thì kết quả ở F2 sẽ thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết quả của phép lai.
Hướng dẫn giải:
a) Từ kết quả thu được của hai phép lai, tỉ lệ phân li màu hoa ở F2 có thể có 2 trường hợp là 13 hoa trắng : 3 hoa đỏ hoặc 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Nhưng tỉ lệ 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ là không phù hợp về mặt di truyền học và các dữ kiện cho ở ý c.
Kiểm định tỉ lệ 13 : 3
b) Vì kết quả cả 2 phép lai giống nhau, trong đó dòng 2 và dòng 3 có kiểu gen khác nhau, do đó phải liên quan tới 3 cặp gen.
- P1: AAbbdd (Dòng I: hoa trắng) × aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) → F1: AaBbdd (hoa trắng) → F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd) : 3aaB-dd (13 hoa trắng : 3 hoa đỏ).
Kiểu tác động của gen: B – hoa đỏ; b – hoa trắng; A át B – hoa trắng; aa không át B.
- P2: AAbbdd (Dòng I: hoa trắng) × aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) → F1: AabbDd (hoa trắng) → F2: (9A-bbD- : 3A-bbdd : 1aabbdd) : 3aabbD- (13 hoa trắng : 3 hoa đỏ).
Kiểu tác động của gen: D – hoa đỏ; d – hoa trắng; A át D – hoa trắng; aa không át D.
c) – P3: aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) × aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) → F1: aaBbDd (hoa tím)
F2: 9aaB-D- : (3aaBbdd : 3aabbD-) : 1aabbdd (9 hoa tím : 6 hoa đỏ : 1 hoa trắng).
Kiểu tác động của gen: B – hoa đỏ; b – hoa trắng; D – hoa đỏ; d – hoa trắng; B-D- – hoa tím.
Viết các sơ đồ lai từ P đến F1 trong các trường hợp sau:
P: AA (hoa đỏ) × Aa (hoa đỏ)
P: Aa (hoa đỏ) × aa (hoa trắng)
Cho hai cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ và thân thấp, hoa trắng giao phấn thu được F1. Các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2. Biết thân cao, hoa đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, hoa trắng. Hỏi:
a. Kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Hãy xác định các biến dị tổ hợp ở F2?
c. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ ở F2?
Một đoạn phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1 200 000 nu. Biết số nuclêôtit loại G = 200 000 nu.
a. Tính số nuclêôtit của mỗi loại còn lại.
b. Tính chiều dài của phân tử ADN (đơn vị bằng Å).
Có 1 hợp tử ở một loài tiến hành nguyên phân 4 lần đã tạo ra tổng số tế bào con có chứa tất cả 1280 NST. Hãy xác định:
a. Số NST 2n của loài trên.
b. Số NST môi trường đã cung cấp cho hợp tử nguyên phân.
Một thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. Tính số hợp tử tạo thành.
Ở ruồi giấm 2n = 8 có 3 tế bào nguyên phân 3 lần bằng nhau.
- Tính số tế bào con được tạo thành.
- Nếu một tế bào đang ở kì đầu, kì sau, kì cuối của nguyên phân thì tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn, kép, crômatit, tâm động.