Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thu được H2O và hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm 2 ancol và 3 ete. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,272 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) đung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z gồm 2 anđehit. Cho Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 69,12 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 8,08.
B. 7,52.
C. 10,32.
D. 10,88.
Kim loại M có các tính chất: nhẹ, bền trong không khí ở nhiệt độ thường, tan được trong dung dịch NaOH nhưng không tan được trong dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. Kim loại M là:
Cho 7 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 500ml dung dịch AgNO3 0,38M khuấy kĩ hỗ hợp. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc, rửa kết tủa thu được dung dịch X và m gam chất rắn B. Thêm lượng dưu dung dịch NaOH vào dung dịch X, lọc rửa kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn C có khối lượng 7,6 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là:
Nhúng thanh Cu vào 200ml dung dịch gồm HCl 0,6M và FeCl3 xM, sau một thời gian thu được dung dịch X; đồng thời khối lượng thanh đòng giảm 3,84 gam. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, sau thời gian t giây, ở catot bắt đầu có khí thoát ra. Tiếp tục điện phân với thời gian 2t giây nữa thì dừng điện phân, lấy thanh catot ra lau khô, cân lại thấy khối lượng tăng 10,56 gam. Giá trị của x là:
Cho 100 gam dung dịch axit fomic tác dụng tối đa với m gam K, sau phản ứng thu được 41,664 lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của dung dịch axit fomic là:
Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp 3 este đều no, đơn chức, mạch hở cần dùng V lít O2 (đktc), thu được 11,16 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của V là:
Cho các dung dịch: KOH, Ba(HCO3)2, Ca(OH)2, HCl, KHCO3, BaCl2 phản ứng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là:
Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam CaCO3 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Hòa tan hoàn toàn một nửa lượng rắn X vào nước thu được dung dịch Z. Sục toàn bộ khí Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T. Khối lượng muối trong dung dịch T là:
Cho dãy các chất sau: etilen, vinylaxetilen, phenol, axit fomic, axit metacrylic, axetanđehit, ancol anylic, anlen, toluen, axit acrylic, etan, cumen. Số chất có trong dãy làm mất màu dung dịch nước Br2 là:
Khi tiến hành thí nghiệm sinh ra các khí độc như SO2, H2S, Cl2, NO2. Để hạn chế các khí này thoát ra từ ống nghiệm một cách hiệu quả nhất, chúng ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm: