II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải làm chủ sức mạnh của công nghệ.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải làm chủ sức mạnh của công nghệ.
* Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu nội dung:
a. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết phải làm chủ sức mạnh của công nghệ.
b. Giải thích:
Sức mạnh công nghệ được hiểu là những tác động mà công nghệ mang tới cho cuộc sống của con người.
c. Bàn luận:
* Vì sao chúng ta cần làm chủ sức mạnh công nghệ?
- Công nghệ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích (khiến tăng năng suất, hiệu quả công việc cao hơn,…) tuy nhiên, ảnh hưởng của công nghệ đến đời sống của con người cũng không ít.
+ Công nghệ khiến con người lệ thuộc và dần đánh mất khả năng sáng tạo của mình.
+ Từ việc lệ thuộc con người trở nên lười suy nghĩ, lười vận động, ngại giao tiếp,…
+ Một số máy móc công nghệ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài.
* Cần làm gì để làm chủ sức mạnh công nghê?
- Xác định rõ ràng mục đích của công nghệ – chỉ là phương tiện hỗ trợ công việc.
- Không để công nghệ chi phối cuộc sống.
- Luôn có ý thức rèn luyện bản thân, rèn luyện trí tuệ, tăng khả năng sáng tạo của bản thân.
* Bàn luận mở rộng: Không phủ nhận những tích cực mà công nghệ mang lại, điều quan trọng là con người phải biết làm chủ để đưa cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.Lời chào mừng đến với thế giới tương lai - một thế giới toàn kim loại, sử dụng rất nhiều pin và máy móc rất có thể nổi giận nhằm gửi tới con người thực tại bài học nào?
Câu 2 (5.0 điểm).
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr89)
Cảm nhận đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về cảm hứng hoài niệm của thơ Quang Dũng.
Trước sự phát triển tiến bộ, hoàn thiện nhanh chóng của của AI, theo tác giả điều gì có thể xảy ra với con người? Tại sao?