Trong tiến hóa, dạng vượn người nào sau đây có mối quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các nhóm bằng chứng tiến hóa chứng tỏ mối quan hệ gần gũi giữa các loài sinh vật.
Cách giải:
Trong tiến hóa, dạng vượn người có mối quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất là tinh tinh.
Chọn C.
Nghiên cứu cơ chế nhân đôi ADN của 1 loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả như hình dưới đây. Giả sử có 3 ADN nặng (ADN có cấu tạo hoàn toàn từ N15) cùng tiến hành nhân đôi trong môi trường chỉ chứa N14. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử ADN nhẹ (ADN được cấu tạo hoàn toàn từ N14) gấp 31 lần số ADN lai (ADN cấu tạo từ N14 và N15). Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây về quá trình nhân đôi ADN này là đúng?
I. Thí nghiệm này chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa ADN này là 30 phút.
III. Tổng số mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa N14 là 378.
IV. Số phân tử ADN nhẹ tạo ra sau 1 giờ là 18.
Một loài có bộ NST 2n = 20, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét 2 cặp gen dị hợp. Giả sử quá trình giảm phân ở cơ thể này xảy ra hoán vị gen ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể nhưng mỗi tế bào chỉ xảy ra hoán vị gen ở nhiều nhất ở 1 cặp nhiễm sắc thể tại các cặp gen đang xét. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa về các gen đang xét được tạo ra là bao nhiêu?
Có bao nhiêu phát biểu đúng về đặc điểm di truyền của bệnh được theo dõi trong phả hệ sau đây?
I. Cả hai tính trạng bệnh đều do gen lặn trên NST thường quy định.
II. Có thể có tối đa 10 người có kiểu gen dị hợp về bệnh điếc bẩm sinh.
III. Có 9 người có thể xác định được kiểu gen về bệnh điếc bẩm sinh.
IV. Cặp vợ chồng 13 và 14 dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con trai không mang alen bệnh là 13,125%.
Hình bên mô tả một hình thức chọn lọc tự nhiên tác động đến một quần thể. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, tần số các kiểu gen thích nghi được tăng lên trong quần thể.
II. Hình thức chọn lọc tự nhiên này xảy ra khi điều kiện sống của quần thể ban đầu thay đổi nhiều và không đồng nhất.
III. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình mới (V1, V3).
IV. Sau tác động của chọn lọc tự nhiên, từ quần thể ban đầu đã phân hóa thành 2 loài mới.
Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, sự tác động của di - nhập gen có thể dẫn tới bao nhiêu khả năng sau đây?
I. Tần số một alen nào đó bị giảm đi.
II. Vốn gen của quần thể bị thay đổi.
III. Tần số của một kiểu hình nào đó tăng lên.
IV. Kích thước của quần thể bị giảm xuống.
Tế bào vi khuẩn E.coli vốn mẫn cảm với chất kháng sinh tetraxilin. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn chứa plasmid có gen kháng kháng sinh trên. Để nhận biết tế bào vi khuẩn đã nhận ADN tái tổ hợp hoặc chưa nhận thì phải nuôi cấy các vi khuẩn này trong môi trường nào sau đây thì có hiệu quả nhất?
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài C bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài A sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn loài C.
Ghép các ý cột A với B sao cho hợp lí:
Cột A |
Cột B |
1. Quá trình dịch mã |
a. Diễn ra trong tế bào chất |
2. Gen |
b. Diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào |
3. Quá trình phiên mã sinh vật nhân thực |
c. Cấu trúc gồm 3 vùng: điều hòa, mã hóa, kết thúc |
4. Tính đặc hiệu của mã di truyền |
d. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin |
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số kiểu gen tối đa của cây hoa đỏ là 8.
II. Trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 7/16.
III. Số kiểu gen tối đa của cây hoa trắng là 17.
IV. Để cho số loại giao tử được tối đa, cây làm bố F1 cần ít nhất 2 tế bào sinh dục đực để giảm phân.
Loài vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh ở rễ cây họ Đậu để đảm bảo cung cấp môi trường kị khí cho việc cố định nitơ, chúng có môi trường sống là
Dạng đột biến nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
Phát biểu nào sau đây về kích thước của quần thể sinh vật là sai?
Khi nói về chu trình nitơ trong hệ sinh thái, có một số nhận định sau:
I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn , nitrat .
II. Một số loài vi khuẩn có khả năng cố định nitơ (N2) trong không khí ví dụ như các loài của giống Rhizobium, vi khuẩn lam,…
III. Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, làm tăng hàm lượng đạm trong đất và nâng cao năng suất cây trồng.
IV. Trong chu trình này, N2 bị biến đổi qua lại giữa các dạng hợp chất hóa học của nó bởi cả hai quá trình sinh học và hóa học.
Số nhận định đúng là
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây P có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1?