II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu.
Có thể theo hướng:
- Niềm tin chân chính là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi sáng để từ đó hướng con người tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
- Để tạo cho bản thân niềm tin chân chính cần:
+ Yêu thương, trân trọng, thấu hiểu chính bản thân mình;
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, sáng suốt trước mọi việc trong cuộc sống không vội tin theo, không vội nghi ngờ bất cứ điều gì;
+ Nỗ lực học tập, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao vốn tri thức, trải nghiệm;
+ Luôn nhìn vào những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống để nuôi dưỡng niềm tin ...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét về tinh thần bi tráng được thể hiện trong tác phẩm.