(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 1)
-
89 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo tác giả, niềm tin chân chính luôn đồng hành với bản lĩnh, với sự chính trực.
Câu 2:
HS nêu được thông điệp và lí giải phù hợp.
Câu 3:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để tạo cho mình niềm tin chân chính.c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu.
Có thể theo hướng:
- Niềm tin chân chính là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi sáng để từ đó hướng con người tới những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
- Để tạo cho bản thân niềm tin chân chính cần:
+ Yêu thương, trân trọng, thấu hiểu chính bản thân mình;
+ Luôn giữ thái độ bình tĩnh, sáng suốt trước mọi việc trong cuộc sống không vội tin theo, không vội nghi ngờ bất cứ điều gì;
+ Nỗ lực học tập, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân, nâng cao vốn tri thức, trải nghiệm;
+ Luôn nhìn vào những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống để nuôi dưỡng niềm tin ...
Câu 4:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2016)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, hãy nhận xét về tinh thần bi tráng được thể hiện trong tác phẩm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ của bài thơ “Tây Tiến”.c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:c. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một gợi ý
* Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ
- Hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng qua những nét lạ hoá về ngoại hình:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Lời thơ chất chứa sự nghiệt ngã của hiện thực đời sống chiến đấu. Người lính sống với những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn lại chịu sự hành hạ của những cơn sốt rét rừng khiến cho tóc không mọc được và nước da thì xanh xao tiều tuy.
+ Quang Dũng đã phản ánh hiện thực qua cái nhìn lãng mạn hóa làm nên chất riêng cho câu thơ của mình. Cách nói “không mọc tóc” đưa con người lên vị thế chủ động, vượt lên hoàn cảnh. Còn thủ pháp tương phản trong câu thơ thứ hai lại nhấn mạnh rằng người lính tuy ốm nhưng không yếu, ở họ vẫn tràn đầy khí thế, sức mạnh, sự oai phong, lẫm liệt. Đó chính là chất thép của những người lính Tây Tiến.
Như vậy, chỉ với hai hình ảnh thơ, QD đã vừa phản ánh sâu sắc, chân thực cuộc sống, chiến đấu của người lính vừa khắc hoạ được vẻ đẹp hào hùng, khí thế mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh của họ
- Đời sống tâm hồn của người lính Tây Tiến
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ “Mắt trừng” là hình ảnh gợi ấn tượng về đôi mắt mở to hướng về phía trước chứa đựng sự dồn nén, căm uất tới phẫn nộ và quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Qua ánh mắt ấy, ta cũng cảm nhận được chí làm trai mạnh mẽ, kiêu hùng của những người lính Tây Tiến.
+ Gắn liền với mông là mơ, gắn liền với chí là tình, tình trong giấc mơ lãng mạn. Giấc mơ ấy hướng về Hà Nội với “dáng kiều thơm” - bóng dáng của người thiếu nữ Hà thành trẻ trung, duyên dáng, thanh lịch. Chính nỗi nhớ này góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của hình tượng khi họ không chỉ là những con người biết sống, chiến đấu vì Tổ quốc mà còn có cả một trái tim tha thiết yêu thương, một tâm hồn trẻ trung, hào hoa, đa tình.
Như vậy, hai câu thơ với tương phản đặc sắc giữa mộng và mơ, giữa nghĩa chung và tinh riêng đã đem đến cho người đọc chân dung chân thực về người lính TT.
- Lí tưởng của người lính
+Viết về đời sống của người lính, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực mà nhìn thẳng để viết nên những vần thơ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Câu thơ ngắt nhịp 4/3, trọng tâm rơi vào chữ “mồ” khiến âm điệu như trầm lắng hẳn xuống trong nỗi bi thương, xót xa trước những hi sinh, mất mát của người lính. Từ láy"rải rác” mở đầu gói trọn bao cảm xúc bi thương trước hiện thực nghiệt ngã nhưng ngay sau đó hai từ Hán Việt xuất hiện liên tiếp “biên cương”, “viễn xứ” tạo không khí cổ kính, trang nghiêm biến những nầm mồ hoang lạnh dọc đường biên giới thành mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.
+ Những hi sinh, mất mát ấy dường như bị xoá mờ trước lí tưởng sống của người lính:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
“Đời xanh” là hình ảnh biểu tượng cho tuổi trẻ - phần đời đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của mỗi người. Hai chữ “chẳng tiếc” đầy tính khẩu ngữ để thể hiện thái độ ngang tàn, bất cần và cả sự bình thản, bản lĩnh đối diện, coi thường cái chết. Họ sẵn sàng hi sinh để cho Tổ quốc mãi mãi xanh tươi. Lí tưởng cao đẹp này không chỉ là của riêng người lính Tây Tiến mà còn là lí tưởng chung của cả thời đại.
Sự hi sinh của người lính
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+ Lời thơ mang giá trị hiện thực sâu sắc, người lính sống đã thiếu thốn, gian khổ đến lúc nằm xuống cũng chỉ có manh chiếu bọc thây thậm chí chiếu cũng không có, đồng đội phải khâm niệm các anh với chính tấm áo hàng ngày vẫn mặc.
+ Hình ảnh tấm áo được thi vị hóa thành “áo bào” đem đến cho người đọc ấn tượng về dáng vẻ của người tráng sĩ thủa trước hiên ngang, lẫm liệt coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Cách nói giảm, nói tránh “anh về đất” đã làm giảm đi cảm giác đau xót, bi thương. Đồng thời, chữ “về” được sử dụng tài tình còn làm bật lên được thái độ bình thản, ngạo nghễ của những người tráng sĩ trước cái chết. Chính sự hi sinh cao cả đó đã khiến các anh trở nên bất tử cùng với đất mẹ.
+ Gắn với sự hi sinh của người lính, hình ảnh sông Mã một lần nữa xuất hiện. Thủ pháp nhân hoá “sông Mã gầm lên” gợi ra âm vang hùng tráng của sông núi, của quê hương đất nước khi tiến đưa các anh về với đất mẹ* Đánh giá
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn.
+ Sử dụng hình ảnh cổ kính gợi sự trang trọng.
+ Ngôn ngữ tài hoa, sử dụng từ Hán - Việt kết hợp với từ thuần Việt ...
- Nội dung: Đoạn thơ đã khắc họa rõ nét chân dung người lính Tây Tiến như một bức tượng đài bất tử về người lính một thời không thể nào quên. Đồng thời qua đoạn thơ ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào sâu sắc mà Quang Dũng dành cho người lính Tây Tiến.* Nhận xét về tinh thần bi tráng được thể hiện trong tác phẩm
- Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố bi và yếu tố tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ.
- Tinh thần bi tráng biểu hiện trong tác phẩm:
+ Lời thơ không hề né tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, đến những gian khổ, mất mát mà người lính phải đối diện.
+ Hình ảnh gợi lại những hiện thực đau thương như hình ảnh những nấm mồ “rải rác biên cương mồ viễn xứ” càng nhân lên cảm xúc bi thương đó, nhưng cách Quang Dũng dùng từ Hán Việt trang trọng đã khiến cái bi thương lạnh lẽo mờ đi.
+ Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng và đậm đà chất sử thi. Sự hi sinh của các anh là “về đất”, về lòng đất mẹ thân yêu. Một sự hi sinh thầm lặng, thanh thản như một chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ. Giây phút vĩnh biệt đồng đội vang lên tiếng gầm của dòng Sông Mã như một “khúc độc hành” bi tráng ...
- Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến. Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.