Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 18)
-
104 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định đề tài của văn bản trên.
Câu 2:
Câu 3:
Tại sao cụm từ “Cây nhân cách” lại đặt trong dấu ngoặc kép?
Câu 4:
Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn sau: “Những truyện cổ tích đẹp là những giấc mơ khơi nguồn, nuôi dưỡng và thúc đẩy khát vọng lớn lao của con người. Sống có nghĩa là khát vọng. Hết khát vọng là dấu hiệu sự sống dừng lại. Mà cổ tích là cả một thế giới vô tận những ước mơ.”.
Câu 5:
Em suy nghĩ gì về ý kiến sau của tác giả: “Con người như cây xanh phải được cắm sâu rễ vào mảnh đất truyền thống để hút dinh dưỡng văn hóa và vươn cao lá cành vào bầu trời thời đại để quang hợp ánh sáng lí tưởng.”?
Có thể nêu suy nghĩ bằng cách diễn đạt khác nhau, nhưng ý chung cần có là:
– Đây là câu văn kết thúc văn bản, làm sáng tỏ cho nhan đề “Cây nhân cách” và mảnh đất truyền thống.
– Câu văn như là kết luận toàn bộ ý kiến phân tích của người viết: khẳng định vai trò to lớn của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển nhân cách của mỗi con người.Câu 6:
Phân tích đặc điểm của thể loại hồi kí được thể hiện trong đoạn trích sau đây:
...Ngày 26 tháng 8, chi đội Giải phóng quân đầu tiên tiến vào Thủ đô, giữa tiếng reo mừng dậy đất của đồng bào. Các nam, nữ chiến sĩ lần đầu mặc quần áo đồng phục chân bước chưa đều, nước da phần lớn tái xạm, nhưng tràn đầy khí thế chiến thắng của một đoàn quân dày dạn trong chiến đấu, mang đến cho đồng bào niềm tin, đã có một chỗ dựa vững chắc bên cạnh đội ngũ vũ trang của hàng ngàn chiến sĩ tự vệ của Thủ đô.
Bác từ Tân Trào về Hà Nội. Chúng tôi ra đón Bác tại làng Phú Thượng. Bác còn yếu sau trận sốt nặng vừa qua, vẫn giản dị với bộ quần áo vải vàng cũ và đôi giày vải. Đến 30 tháng 8, trên cả nước, chính quyền đã về tay nhân dân, trừ một đôi nơi bọn phản động Quốc dân đảng gây khó khăn như ở Vĩnh Yên.
Ngày mồng 2 tháng 9, Bác ra mắt trước mấy chục vạn đồng bào Thủ đô tại Quảng trường Ba Đình với bản “Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cờ cách mạng nền đỏ sao vàng trở thành cờ của Tổ quốc. Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Đội quân Giải phóng Việt Nam, sau ngày cách mạng thành công đã xuất hiện trên khắp các miền của đất nước. Bên cạnh những chiến sĩ Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Du kích Ba-tơ và hàng vạn chiến sĩ tự vệ, du kích của phong trào cách mạng tại khắp các chiến khu, đã có thêm hàng trăm ngàn thanh niên tình nguyện đứng dưới cờ làm người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.
(Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dân mà ra, in trong Hồi kí cách mạng,
NXB Giáo dục, 1970, tr. 198 – 199)
HS cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về giá trị của đoạn trích hồi kí: kể lại theo trí nhớ của một cá nhân, nhưng phản ánh được cả một thời kì lịch sử.
b) Thân bài:
b.1. Nêu đặc điểm của thể loại hồi kí. (Là thể loại phi hư cấu ghi lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả trực tiếp tham gia hay chứng kiến,...).
b.2. Làm rõ những đặc điểm của hồi kí thể hiện trong đoạn trích
– Đoạn trích kể lại sự kiện lịch sử trọng đại của toàn thể dân tộc Việt Nam: Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,...
– Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện ở sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm,.. (ngày 26 tháng 8, chi đội Giải phóng quân đầu tiên tiến vào Thủ đô; Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội; làng Phú Thượng; 30 tháng 8; ngày 2 tháng 9, Bác ra mắt trước mấy chục vạn đồng bào Thủ đô tại Quảng trường Ba Đình với bản Tuyên ngôn Độc lập; Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; Cờ cách mạng nền đỏ sao vàng trở thành cờ của Tổ quốc; Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập,...)
– Thủ pháp trần thuật kết hợp với miêu tả, nhiều câu văn dài được ngắt thành nhiều nhịp, nhịp dồn dập,... khiến sự kiện trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tái hiện chân thực và ấn tượng; thể hiện hào khí chiến thắng và niềm tự hào của toàn thể dân tộc Việt Nam trong thời khắc lịch sử quan trọng.
b.3. Đánh giá, bàn bạc mở rộng về đoạn trích hồi kí
– Đoạn trích khiến người đọc cảm nhận được niềm xúc động, tự hào của mỗi người dân Việt Nam trong thời khắc lịch sử thiêng liêng,...
– Mỗi người trẻ hôm nay tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với lịch sử dân tộc,...
c) Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn trích hồi kí.