IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình có đáp án

  • 286 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

PTBĐ chính: nghị luận.


Câu 2:

Trong đoạn trích, âm thanh khác mà "tôi” thèm được nghe là gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Đọc, tìm ý.

Cách giải:

Âm thanh tác giả muốn nghe: Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi…


Câu 3:

Theo anh/chị, việc tác giả dẫn ra thống kê của các bác sĩ “rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé” có tác dụng gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Căn cứ nội dung bài, phân tích.

Cách giải:

- Việc lấy dẫn chứng là số liệu có tác dụng:

+ Tăng tính xác thực cho vấn đề mà tác giả đang bàn luận.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về ý nghĩa của việc giao lưu, nói chuyện đối với trẻ nhỏ cũng như tất cả mọi người.

+ Qua việc lấy số liệu tác giả nhấn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng của việc giao lưu trực tiếp bằng ngôn ngữ.


Câu 4:

Anh/Chị có nhận xét gì về ý kiến của tác giả: “Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu”?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Hoc sinh đưa ra quan đi ̣ ểm, nhân x ̣ é t của mình về hình ảnh ngườ i lính đươc t ̣ á i hiên trong đo ̣ an trích, có lý giải.

Gơị ý :

“Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu”

- Đồng tình vì tiếng nói của mỗi con người khi nói ra sẽ giúp chúng ta thổ lộ tâm tình, giãi bày tâm sự và xoa dịu nỗi đau. Tiếng nói giúp con người với con người gần nhau hơn.


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ.

* Bàn luận:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Giao tiếp bằng tiếng nói là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người.

- Khi giao tiếp bằng tiếng nói, con người không chỉ tiếp nhận thông tin một cách đơn thuần mà còn cảm nhận được cả trạng thái cảm xúc, tình cảm của người nói thông qua ngữ điệu nói, giọng nói,...Từ đó mà hiểu rõ, hiểu đúng về nhau hơn.

- Giao tiếp bằng tiếng nói giúp con người dễ gần gũi nhau hơn, do đó cũng giải tỏa được những áp lực trong cuộc sống nhiều hơn.

- Cần có cách nói phù hợp, biết lựa lời, ...để việc giao tiếp đạt hiệu quả.


Câu 6:

II. LÀM VĂN

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phụ

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

(Trích Đất nước - trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12,

Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Anh/Chị hãy phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét những đóng góp mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về đề tài đất nước được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm đoạn trích

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.

- “Đất nước” là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

- Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

2. Phân tích

Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước.

Đoạn thơ trên là minh chứng cho tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên phương diện không gian địa lí:

* Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

- Đoạn thơ có sự xuất hiện với mật độ dày đặc của những địa danh quen thuộc: Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên,…làm nên bức tranh sống động về thiên nhiên quê hương đất nước. Đồng thời, nó còn gợi liên tưởng sâu xa về vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam ẩn chứa trong dáng hình sông núi.

+ Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định... hòn Trống Mái ở sầm Sơn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam đồng thời nhắc nhở con người tình yêu lứa đôi có thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng có thủy chung. Tác giả đã vượt lên lối liệt kê tầm thường để có một cách nhìn, một cách diễn đạt mới mẻ, nhân văn.

+ Cái “gót ngựa của Thánh Gióng ấy để lại” cho Đất Nước ta bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. Chín mươi chín núi con Voi ở Phong Châu đã quần tụ, chung sức chung lòng “góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Các từ ngữ: “đi qua còn... để lại”, “góp mình dựng" đã thế hiện một cách bình dị mà tự hào về sự thiêng liêng của Tổ quốc, về khí phách anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Đất Nước. Hình ảnh trên gợi nhắc truyền thống chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm” gợi đến những dòng sông cho quê hương nhiều nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông bỉển lúa bốn mùa. Phải chăng nhà thơ trẻ qua vẻ đẹp dòng sông để ca ngợi giang sơn gấm vóc, con người Việt Nam rất đỗi tài hoa?

+ Hình ảnh “núi Bút non Nghiên” gợi nhắc truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc. Nhờ có những người học trò nghèo phấn đấu làm rạng danh dân tộc mà Đất Nước mới có nền văn hiến lâu đời.

+ Những con vật “con cóc, con gà” và những người dân “ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm” cũng góp mồ hôi, xương máu, lao động của mình để tạo nên hình dáng quê hương. Nhà thơ đã có một cách nói bình dị mà thấm thía ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta, khẳng định nhân dân vô cùng vĩ đại, người chủ nhân đã “làm nên Đất Nước muôn đời”.

- Đoạn thơ mang một kết cấu lạ. Độ dài ngắn của những câu thơ khác nhau nhưng đều mang một cấu trúc: chia thành hai nửa liên kết với nhau bằng những động từ: góp, góp cho, góp nên, góp tên, góp mình

-> đằng sau những danh lam thắng cảnh nổi tiếng là những cuộc đời đã đóng góp âm thầm và lặng lẽ.

* Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

*Nhận xét:

- Tư tưởng Đất Nước của nhân dân chính là nét mới mẻ trong đoạn thơ và rộng ra tư tưởng này đã trở thành hệ quy chiếu khiến nhà thơ có những khám phá mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước qua không gian địa lí, thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa.

- Thành công của đoạn trích Đất Nước là Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một không khí, một giọng điệu, đưa ta vào thế giới gần gũi của ca dao dân ca, truyền thuyết văn hóa. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mĩ, thống nhất với tư tưởng “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”.

3. Tổng kết


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương