(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Đội Cấn sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Đội Cấn sở GD&ĐT Vĩnh Phúc lần 1 có đáp án
-
87 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2:
Chỉ ra những biểu hiện của lối sống mạnh mẽ nhất theo quan điểm của tác giả.
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo quan điểm của tác giả, những biểu hiện của lối sống mạnh mẽ nhất là:
- Ở trong bóng tối, không có ai dẫn lối thì tự mình mò mẫm, hiên ngang tiến bước.
- Gặp hòn sỏi thì nhẹ nhàng bước qua.
- Gặp tảng đả lớn thì hiên ngang đối diện.
- Gặp ngọn núi cao thì vui vẻ chinh phục.
- Mim cười điềm nhiên khi tất cả đang than vãn.
- Cắn răng xông lên khi tất cả đã đầu hàng.
- Ngược dòng đám đông nhưng thuận theo tâm mình.
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những câu văn sau: “Gặp hòn sỏi thì nhẹ nhàng bước qua. Gặp tảng đá lớn thì hiên ngang đối diện. Gặp ngọn núi cao thì vui vẻ chinh phục”.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ có trong đoạn trích: Ẩn dụ.
+ Hòn sỏi, tảng đá lớn, ngon núi cao: Thể hiện cho sự khó khăn thử thách mà con người sẽ gặp phải trong đời sống.
- Tác dụng: Biện pháp tu từ thể hiện những khó khăn con người gặp phải, qua đó nhấn mạnh lối sống mạnh mẽ, vượt qua khó khăn.
Câu 4:
Anh/Chị có đồng ý với nhận định của tác giả “Cuộc sống này là của bạn. Nếu nó không ổn thì bạn là người duy nhất phải chịu trách nhiệm”? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân của mình. Có lý giải.
Gợi ý:
- Đồng ý:
- Lý giải:
+ Cuộc sống của mỗi người tốt đẹp hay tồi tệ chỉ có bản thân người đó mới hiểu rõ và cũng chỉ có bản thân người đó mới thay đổi được nó.
+ Con người nắm quyền làm chủ cuộc sống và là người duy nhất giữ trách nhiệm với cuộc sống của chính mình.
+ Sẽ không ai có quyền thay đổi cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta không cho phép
Câu 5:
II. LÀM VĂN:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách vượt qua áp lực trong cuộc sống?
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Cách vượt qua áp lực trong cuộc sống?
* Bàn luận:
- Giải thích: Áp lực trong cuộc sống là những khó khăn, vất vả, những mệt mỏi hàng ngày của con người. Áp lực có thể hình thành từ mọi khía cạnh trong xã hội từ gia đình, công việc, các mối quan hệ,…
- Cách vượt qua áp lực trong cuộc sống.
+ Chia sẻ với bạn bè, người thân để áp lực được nhẹ bớt.
+ Cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để có khoảng trống tái tạo lại năng lượng bên trong bạn.
+ Làm việc và học tập có kế hoạch.
+ Tập thể dục, rèn luyện những thói quen tốt.
+ Học cách từ chối những việc bản thân mình không muốn làm hoặc vượt quá năng lực của bản thân.
…….
* Tổng kết:
Câu 6:
II. LÀM VĂN:
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ từng rừng nửa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110-111)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp xuất hiện trong phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Thơ của Tố Hữu mang đậm tính trữ tình chính trị.
- Bài thơ là khúc hát giao duyên, là lời nhắn gửi tâm tình giữa người về xuôi và người ở lại, lời giãi bày tình cảm thắm thiết và cả nỗi nhớ trùng điệp của người ra đi. Việt Bắc chính là một trong những tác phẩm thơ thể hiện tài năng đỉnh cao, phong cách của Tố Hữu…
- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp xuất hiện trong phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
II. Phân tích
1. Cảm nhận về nội dung đoạn trích.
* Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình (“Nhớ gì như nhớ người yêu… vơi đầy”).
- Nhớ như thế nào? – Nhớ như nhớ người yêu 4 -> Hình ảnh so sánh mới mẻ, sáng tạo giúp người đọc hình dung nỗi nhớ da diết, mãnh liệt, nồng nàn
- Nhớ những gì? – Tái hiện đối tượng cụ thể của nỗi nhớ.
+ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.
- Hình ảnh quen thuộc được đặt vào không gian mới lạ -> Đẹp kì diệu, thi vị, nên thơ.
- Nhớ về những bản làng, những mái nhà thấp thoáng hiện ra giữa khói sương hư ảo: Khói bếp – con người, sương – thiên nhiên -> Cận cảnh hình ảnh con người: -> tình cảm gia đình.
+ Rừng nứa bờ tre – Hình ảnh đặc trưng của không gian Việt Bắc: Tả thực.
+ Sức gợi: Hình ảnh đồng bào Việt Bắc mộc mạc, giản dị.
+ Bạt ngàn sức sống.
+ Các địa danh: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê:
++ Địa danh trải dài uốn lượn bản đồ Việt Bắc.
++ Ghi dấu chiến công cách mạng.
++ Lưu lại những kỉ niệm Cách mạng.
* Nhớ người mẹ Việt Bắc.
- Hoàn cảnh lao động: Nắng cháy lưng. -> Khắc nghiệt của thiên nhiên Việt Bắc >< Con người – người mẹ Việt Bắc: Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. -> Con người lao động chăm chỉ, cơ cực vất vả, lãm lũ, chịu thương chịu khó. -> Cưu mang cán bộ kháng chiến -> Ân tình của đồng bào Việt Bắc.
* Nhớ cảnh sinh hoạt trong kháng chiến.
- Điệp từ “nhớ sao” – 3 lần – vị trí bắt đầu mỗi cặp lục bát. -> Nhấn mạnh, diễn tả nỗi nhớ trào dâng -> Ùa về của những kỉ niệm…
+ Hình ảnh:
++ Lớp học i tờ - bình dân học vụ.
++ Những giờ liên hoan sáng đuốc khắp đồng khuya. -> Động viên tinh thần chiến đấu.
+ Thắt chặt tình quân – dân.
+ Âm thanh:
++ Tiếng mõ rừng chiều.
++ Chày đêm nện cối đều đều suối xa. -> Âm thanh đặc trưng -> Cuộc sống yên ả, thanh bình của Việt Bắc.
- Cuộc sống tuy gian nan – khó khăn vất vả >< con người ca vang núi đèo: tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.
Truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam:
+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn
+ Truyền thống ân nghĩa thủy chung.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.