Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 13)
-
207 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định mục đích của văn bản trên.
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3:
Biện pháp tu từ nào giúp tác giả làm nổi bật nội dung văn bản? Vì sao?
Để làm nổi bật nội dung văn bản, tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê.
Các phép liệt kê nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả; tạo ấn tượng và mang lại sức thuyết phục với người đọc.Câu 4:
Từ đoạn trích, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, anh/ chị hãy cho biết: Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác thải điện tử không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
Câu 5:
II. Làm văn
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, kết hợp với những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về một giải pháp mà anh/ chị cho là hợp lí để hạn chế rác thải điện tử ở địa phương mình.
Đoạn văn cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở đoạn: Giới thiệu đoạn trích ở phần Đọc hiểu và nêu vấn đề cần có giải pháp hợp lí để hạn chế rác thải điện tử.
b) Thân đoạn:
b.1. Nêu khái quát về rác thải điện từ và tác hại của nó (theo đoạn trích đã cho ở phần Đọc hiểu).
b.2. Bàn luận về một một giải pháp được cho là hợp lí để hạn chế rác thải điện tử ở địa phương mình đang sinh sống (ví dụ: tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải điện tử tới sức khỏe, nhất là ở trẻ em; cần thu gom, tái chế rác thải điện tử đúng cách; tạo điều kiện tái sử dụng vật liệu; khuyến khích sản xuất thiết bị điện, điện tử bền vững hơn;..). Cần làm rõ biểu hiện và tác dụng của giải pháp đó; cho ví dụ minh hoạ.
Rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hợp lí, hiệu quả, bảo vệ được sức khoẻ của con người và môi trường.
c) Kết đoạn: Khẳng định lại tác dụng của giải pháp đã nêu và kêu gọi mọi người cần áp dụng giải pháp đó.
Câu 6:
Trong truyện Giăng sáng (sáng tác năm 1943), Nam Cao viết về nhân vật Điền (một nhà văn) như sau:
... Đó là một cái mộng văn chương. Đã có một thời, Điền chăm chỉ đọc sách, viết văn. Điền nao nức muốn trở nên một văn sĩ. Điền nguyện sẽ cam chịu tất cả những thiếu thốn, đọa đày mà văn nhân nước mình phải chịu. Điền vẫn thường bảo với một người bạn cùng chí hướng: Điền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiểm được năm đồng bạc về nghề văn... Nhưng viết luôn mấy năm trời, Điền chẳng kiếm được đồng nào. Trong khi ấy Điền vẫn phải ăn. Nhà Điền kiết xác xơ. Các em Điền không được đi học. Mà cũng không được ăn no nữa. Sự túng thiếu đưa đến bao nhiêu là lục đục. Bố Điền bỏ nhà đi. Mẹ Điền gồng thuê, gánh mướn kiếm tiền nuôi hai đứa con thơ. [...] Điền thấy mình ích kỉ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải gây dựng lại gia đình! Điền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền.
(Nam Cao, Giăng sáng, in trong Nam Cao – Truyện ngắn tuyển chọn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr. 215 – 216)
Còn đây là nhân vật Hộ trong truyện Đời thừa của Nam Cao (sáng tác năm 1943).
Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiểm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình. Đói rét không nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn mỗi ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mở hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo đề người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiên răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn...
(Nam Cao, Đời thừa, in trong Nam Cao – Truyện ngắn tuyển chọn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr. 253 – 254)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh nhân vật Điền và nhân vật Hộ trong hai đoạn trích trên.
Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Dẫn dắt, khái quát điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật
Điền và Hộ trong hai đoạn trích.
b) Thân bài:
b.1. Nêu ngắn gọn những hiểu biết chung về nhà văn Nam Cao và hai truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa (cùng viết năm 1943, trước Cách mạng tháng Tám 1945).
b.2. So sánh hai nhân vật trong hai đoạn trích
– Điểm giống nhau:
+ Về nội dung: Cả hai nhân vật đều là những người trí thức (nhà văn), coi trọng nghề nghiệp; sống có lí tưởng và hoài bão; coi khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất; chấp nhận khó khăn, thử thách để mong có được sự nghiệp mà mình mong muốn; biết sống vì người khác;... Tuy nhiên, họ lại rơi vào bi kịch: gia cảnh nghèo khó, phải làm những việc mình không mong muốn để kiếm tiền.
+ Về nghệ thuật: cả hai đoạn văn đều sử dụng kết hợp phương thức tự sự với biểu cảm, đều sử dụng điểm nhìn toàn tri (ngôi kể thứ ba), nhập vai vào nhân vật, với hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp, tập trung khắc hoa bối cảnh và những nghĩ suy, dằn vặt của nhân vật.
– Điểm khác nhau:
+ Nhân vật Điền: Không kiếm được đồng nào nhờ việc viết lách trong khi vẫn phải ăn, nhà Điền thì nghèo kiết xác và lục đục; không dám theo đuổi sự nghiệp để kiếm tiền lo cho gia đình; tự nhận thấy mình ích kỉ trong mối quan hệ với người thân.
+ Nhân vật Hộ: Có cả một gia đình phải chăm lo, tốn nhiều thì giờ vào những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không thể không nghĩ tới; phải viết văn, viết báo một cách cẩu thả để kiếm tiền (khác với sự thận trọng trước kia); tự thấy mình là một kẻ khốn nạn trong nghề nghiệp.
b.3. Đánh giá
– Thông qua hai nhân vật, Nam Cao khái quát được đặc điểm tiêu biểu của người trí thức và bi kịch của họ trong xã hội cũ: có có phẩm chất và lí tưởng cao đẹp nhưng bị "cuộc sống áo cơm ghì sát đất", rơi vào bi kịch và bị tha hóa. Qua hai nhân vật, nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình.
– Thể hiện tài năng của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng, khắc họa hình tượng nhân vật người trí thức trong xã hội cũ.
c) Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm về hai nhân vật hoặc về tư tưởng của nhà văn thể hiện qua việc khắc họa hai nhân vật. Cũng có thể nêu những băn khoăn, trăn trở của bản thân được gợi ra từ đặc điểm của các nhân vật này.