Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Quảng Xương 4 - Thanh Hóa có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Quảng Xương 4 - Thanh Hóa có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Quảng Xương 4 - Thanh Hóa có đáp án

  • 47 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Theo tác giả điểm đặc biệt của Thành cổ Quảng Trị là gì ?

Xem đáp án

Theo tác giả điểm đặc biệt của Thành cổ Quảng Trị là: nơi lưu giữ biết bao kí ức về cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt


Câu 3:

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn sau: Dòng Thạch Hãn nằm nghiêng bên Thành cổ, cứ trôi đi như không lưu lại chút gì quá khứ.

Xem đáp án

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa

- Nhấn mạnh: sự gắn bó của dòng Thạch Hãn với Thành cổ, Thạch Hãn là một chứng nhân lịch sử lưu giữ những kí ức về những năm tháng chống Mĩ đầy khốc liệt ở Thành cổ Quảng Trị

- Tăng tính hình tượng, biểu cảm cho câu văn


Câu 4:

Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thành cổ Quảng Trị được thể hiện trong đoạn trích.                                                      
Xem đáp án

Nhận xét tình cảm của tác giả đối với Thành cổ Quảng Trị:

- Tình cảm của tác giả : tự hào, trân trọng, xót xa

- Đây là tình cảm chân thành, sâu sắc


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: về trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước

. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Có thể triển khai theo hướng sau:

- Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

-Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước :

+ Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Sống có tinh thần tập thể, sống vì lợi ích chung của cộng đồng.

+ Giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Ý nghĩa của trách nhiệm:

+ Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả mọi người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

+ Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với đất nước, sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý thức học hỏi,… những người này đáng bị xã hội lên án.

- Là thé hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…


Câu 6:

II. LÀM VĂN

Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

 Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

      Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa …”mẹ thường hay kể

      Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

      Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

     Tóc mẹ thì bới sau đầu 

     Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

     Cái kèo, cái cột thành tên

     Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

     Đất Nước có từ ngày đó …

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét chất trữ tình-chính luận trong đoạn thơ.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận:

Cảm nhận về đoạn thơ;nhận xét chất trữ tình-chính luận trong đoạn thơ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và chất triết lí, suy tư của người trí thức về đất nước, con người.

- Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971 tại chiến khu Trị- Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc và được in lần đầu năm 1974. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, giúp họ thấy được vai trò, sứ mệnh của thế hệ mình, từ đó xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc kháng chiến chống Mỹ của toàn dân tộc.

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có từ ngày đó...” là những cảm nhận hết sức mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước. Từ đó ta thấy được một trong những đặc điểm thơ của Nguyễn Khoa Điềm, đó là sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính luận.

*Cảm nhận đoạn trích:

Nội dung:

1.     Cội nguồn thiêng liêng của Đất nước

- Ngay từ đầu NKĐ đã chọn mình một giọng điệu rất riêng, đó mượn lời một người con trai tâm sự với người con gái về đất nước, từ đó tạo ra giọng điệu tâm tình, khiến lời thơ định nghĩa về đất nước thoát khỏi sự khô khan, để trở thành một cuộc trò chuyện tự do, thân mật bay bổng.

- Nguyễn Khoa Điềm đã mượn cách mở đầu của truyện cổ tích "ngày xửa, ngày xưa" để nói về cội nguồn của đất nước: đất nước chắc chắn đã có từ rất lâu đời, đồng thời gợi ra một không gian cổ tích, thần thoại, khiến cội nguồn đất nước trở nên thiêng liêng, kì diệu

- Năm chữ “Đất Nước đã có rồi” và bốn chữ "ngày xửa, ngày xưa" vang lên đầy tự hào góp phần khẳng định sự trường tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử:

2.   Đất Nước rất gần gũi thân thiết với mỗi người

- Đất nước gắn liền với những người thân yêu nhất: Đất nước không ở đâu xa mà là những người thân yêu nhất như bà, cha và mẹ, là hình ảnh người bà với "miếng trầu bà ăn", là hình ảnh người mẹ với "câu chuyện mẹ kể" và "tóc mẹ thì bới sau đầu", là cả cha và mẹ trong câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn".

- Đất nước là những gì bình thường, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi con người: Đất nước không cao siêu trừu tượng mà có thể đơn giản là câu chuyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn, có trong những phong tục tập quán, trong cái kèo cái cột, thậm chí có trong những thứ nhỏ bé như hạt gạo...

            + Đất nước gắn với những phong tục, tập quán từ bao đời của người Việt Nam như tục ăn trầu, tục bới tóc sau đầu   

            + Đất nước còn có trong đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc, có trong tình nghĩa sâu nặng của cha và mẹ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn".

3.  Đất Nước lớn lên, trưởng thành

- Nhà thơ nỗ lực hình dung quá trình lớn lên, trưởng thành của đất nước. Phải chăng, khởi thủy và quá trình lớn lên của Đất Nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Đất nước lớn dần lên trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ bờ cõi, trong những cuộc trường chinh không ngừng nghỉ của cha ông trong suốt mấy ngàn năm lịch sử ( ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc)

- Đất nước còn bắt đầu và lớn mạnh dần lên trong quá trình lao động lam lũ, vất vả để làm ra hạt lúa, hạt gạo, làm ra những giá trị vật chất cho đất nước ( Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng ).

-> Đoạn thơ nêu lên cách cảm nhận độc đáo mới lạ sâu sắc về quá trình hình thành phát triển của Đất Nước; từ đo khơi dậy nhận thức của người đọc về một Đất Nước lâu đời và rất đỗi dung dị, đời thường gần gũi , quen thuôc.

Nghệ thuật:

- Những cấu trúc được lặp đi lặp lại như "Đất nước có từ...", "Đất nước có trong...", "Đất nước bắt đầu...", "Đất nước lớn lên..." góp phần thể hiện quá trình sinh thành, tồn tại và lớn lên của đất nước, trải qua thời gian và trong tiềm thức của con người.

-Tác giả sử dụng Thể thơ tự do, nhịp thơ biến hóa , sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, cảm xúc kết hợp với suy tưởng đã tạo nên những câu thơ hấp dẫn, cảm động...

- Ngoài ra, nhà thơ còn sử dụng từ ngữ giản dị nhưng không kém phần độc đáo, hình ảnh giàu sức biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tư từ như liệt kê, điệp từ, điệp ngữ, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm …. Cùng với thể thơ tự do, phóng túng, câu thơ dài ngắn không đều; ngôn từ, hình ảnh giản dị, gần Tất cả các yếu tố trên làm cho đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người đọc

Nhận xét chất trữ tình-chính luận trong đoạn thơ..

- Chất chính luận

+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân đặc biệt là của thanh niên, học sinh vùng đô thị miền Nam giúp họ nhận ra vai trò trách nhiệm của mình trước đất nước, nhân dân, từ đó xuống đường tham gia ra vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

+ Chất chính luận trong đoạn thơ còn được thể hiện qua nguyên tắc lập luận là tác giả luôn đưa ra những phân tích lý giải cụ thể, để rồi từ đó đi đến khái quát, nâng cao.

- Chất trữ tình

+ Thể hiện đậm nét nhất ở kết cấu như một lời tâm sự, thủ thỉ, tâm tình của người anh đối với em, ở lối xưng hô “ta”

+ Thể hiện gián tiếp qua việc sử dụng các hình ảnh ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thiết với con người như miếng trầu, trồng tre, gừng cay, muối mặn, hạt gạo…

- Cách kết hợp chính luận với trữ tình:

 Kết hợp chính luận với trữ tình cảm xúc kết hợp với suy tưởng đã khiến đoạn thơ không còn là lời giáo huấn, răn dạy khô khan mà ý thơ từ chỗ đầy chất chính luận bỗng trở lên mềm mại như một lời nhắn nhủ thủ thỉ tâm tình đầy yêu thương, dễ đi vào lòng người, giúp thế hệ trẻ tự ý thức được vai trò trách nhiệm của mình với đất nước

* Đánh giá chung

- Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận về Đất Nước bằng hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày, không xa lạ với mỗi còn người. Từ đó, giúp chúng ta thấy yêu, gắn bó, và có ý thức trách nhiệm sâu sắc hơn với quê hương, đất nước mình,

- Đoạn trích thể hiện tình yêu đất nước và góp phần làm sáng tỏ phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương