Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 10)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 10)

Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 10)

  • 81 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đoạn trích trên có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào?

Xem đáp án
Đoạn trích có sự kết hợp giữa các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận.

Câu 3:

Tìm và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Xem đáp án

Đoạn trích có sử dụng một số biện pháp tu từ sau: liệt kê (câu 2 đoạn 1), so sánh và liệt kê (câu 2 đoạn 2), tương phản (câu 3 đoạn 3).

HS nêu tác dụng của một trong các biện pháp tu từ trên.

Câu 4:

Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ gì đối với Thô-mát Ê-đi-xơn?

Xem đáp án
Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng, ca ngợi, nể phục đối với Thomas Edison.

Câu 5:

Bằng trải nghiệm của bản thân, anh / chị hãy nêu 01 ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: “... nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.”. Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.

Xem đáp án

– HS bằng trải nghiệm của bản thân, nêu được một ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả. Nội dung câu trả lời cần chỉ rõ: Ai? Ở đâu? Làm việc gì? Người đó gặp phải trở ngại nào và đã kiên trì ra sao? Người đó đã đạt được mục tiêu của mình như thế nào?

– Độ dài câu trả lời theo số dòng quy định.

Câu 6:

II. Làm văn

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến: “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công.” trong phần Đọc hiểu.

Xem đáp án

Đoạn văn nêu được các ý chính sau:

a) Mở đoạn: Ghi lại ý kiến đã nêu và khái quát quan điểm của bản thân về ý kiến đó.

b) Thân đoạn:

b.1. Giải thích ý kiến: Tác giả dùng cách nói hình ảnh, ví von để khẳng định lòng kiên trì là một “phương tiện” hữu hiệu đưa con người đi tới những mục tiêu mà họ mong muốn.

b.2. Nêu suy nghĩ của bản thân

– Ý kiến đúng đắn ở chỗ đã ghi nhận và khẳng định những người có lòng kiên trì sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách; khích lệ, động viên mọi người cần kiên trì đối diện và vượt qua những trở ngại, không ngừng khám phá những điều mới mẻ để mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và nhân loại.

– Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là ngoan cố, bất chấp tất cả để thực hiện những điều mình mong muốn.

– Kêu gọi mọi người cần rèn luyện lòng kiên trì cho bản thân, phân biệt những việc nên kiên trì và những việc cần thiết phải từ bỏ, buông bỏ (nếu không cần thiết và có ý nghĩa); không ngoan cố, liều lĩnh, bất chấp tất cả trong việc thực hiện những ước vọng của bản thân hay giải quyết những khó khăn, thử thách.

c) Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu.


Câu 7:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.

CẢNH CHIỀU HÔM

(Vãn cảnh)

Phiên âm:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,

Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;

Hoa hương thấu nhập lung môn lí,

Hướng tại lung nhân tố bất bình.

Dịch nghĩa:

Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn,

Hoa nở hoa tàn đều vô tình;

Hương thơm bay vào thấu trong ngục,

Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.

Dịch thơ:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,

Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;

Hương hoa bay thấu vào trong ngục,

Kể với tù nhân nỗi bất bình.

(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3,

(Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)

Xem đáp án

Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:

a) Mở bài: Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm mang đầy đủ những nét đặc sắc nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù và dẫn ra ý kiến.

b) Thân bài:

b.1. Giải thích ý kiến

– Thơ tứ tuyệt Đường luật, cô đọng, hàm súc là gì?

– Cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại nghĩa là như thế nào?

– Tứ thơ độc đáo, hình ảnh gợi cảm, sáng tạo,... ra sao?

– Khẳng định ý kiến đã khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù.

b.2. Phân tích bài Cảnh chiều hôm để làm sáng tỏ ý kiến

– Phân tích làm rõ đặc điểm thể thơ và sự cô đọng, hàm súc được cụ thể hóa trong bài thơ.

– Phân tích làm rõ đặc điểm về cách viết (vừa cổ điển, vừa hiện đại) qua bài thơ.

– Phân tích làm rõ đặc điểm tứ thơ độc đáo, hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.

Gợi ý: Ở hai câu thơ đầu, tác giả ghi lại một hiện tượng: hoa hồng nở hay rụng đều không được chú ý; con người vô tình trước việc hoa nở hay tàn. Ở hai câu thơ sau, tác giả nhân hóa hương hoa bay vào trong ngục để kể với người tù về sự bất bình trước thái độ vô tình ấy của con người. Hoa hồng nở hay tàn, hương hoa là những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho cái đẹp – cái đẹp “nở” hay “tàn” thì con người cũng mặc kệ, hờ hững, thờ ơ, vô cảm. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng với cái đẹp; phê phán sự vô tình của con người đối với cái đẹp ở đời.

c) Kết bài: Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm là bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm nghệ thuật của nhiều bài trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện rõ phong cách thơ của tác giả Hồ Chí Minh.


Bắt đầu thi ngay