(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 32)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 32)
-
48 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các toà nhà Dương Trạm dẫn Tử Hư đi chơi thăm có đặc điểm chung là gì?
Các toà nhà Dương Trạm dẫn Tử Hư đi chơi thăm có đặc điểm chung: rất đông đúc, là nơi ở dành cho những vị tiên, vị quan, danh thần mũ cao, áo dài trước đây ở hạ giới là những người có phẩm hạnh đáng kính trọng như: sống có nhân, có đức, cao minh, trung tín, chính trực.
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp câu hỏi tu từ có trong văn bản.
Câu hỏi tu từ: “Còn như việc lên chơi Thiên tào, có hay không có, hà tất phải gạn gùng đến nơi đến chốn làm gì?”
Câu 3:
Nêu nhận xét của anh/ chị về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình.
Nhận xét về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình: (1) Người kể chuyện trong phần chính văn: Là người kể chuyện ngôi thứ ba toàn trị, biết tất cả nhưng giấu mặt, không bộc lộ thái độ mà chỉ để cho câu chuyện được tái hiện một cách khách quan; là người kết nối giữa tác giả và độc giả. (2) Người bình luận ở phần lời bình cuối truyện: Là hiện thân trực tiếp của tác giả; công khai bộc lộ thái độ, suy nghĩ của bản thân; giao tiếp trực tiếp với độc giả.
Câu 4:
Tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện: (1) Yếu tố kì ảo được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng và tạo nên vẻ đẹp thế giới nghệ thuật của tác phẩm, góp phần nhấn mạnh phẩm chất của nhân vật: bởi sống tình nghĩa, trung hậu mà Tử Hư được gặp lại thầy, được thầy cho theo lên thăm Thiên tào, chứng kiến quang cảnh đẹp lộng lẫy, huyền ảo và sự hiện diện của các vị tiên, vị quan đông đúc trên trời. (2) Yếu tố kì ảo trong truyện còn có vai trò là phương tiện góp phần truyền tải thông điệp sâu sắc của tác phẩm, như trong lời bình đã khẳng định: câu chuyện Tử Hư được lên thăm Thiên tào là lời khuyên, lời răn về cách sống đúng đạo lí; không quan trọng là có thật hay không có thật (có hay không có, hà tất phải gạn gùng đến nơi đến chốn làm gì?).
Câu 5:
Anh/ Chị có đồng tình với lời bình ở cuối truyện: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm văn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm” hay không? Vì sao?
Học sinh bày tỏ quan điểm với lời bình ở cuối truyện: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm văn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luận thường của người ta lớn lắm” và đưa ra lời lí giải phù hợp.
Ví dụ: Đồng tình với quan điểm của lời bình ở cuối truyện.
Lí giải: Nội dung của lời bình thể hiện sự ca ngợi tấm gương ăn ở có tình nghĩa, trước sau trung hậu của Phạm Tử Hư; coi đó là bài học quý cho mọi người; động viên những người có phẩm chất tương tự và răn dạy cho những kẻ “bạc bẽo” với thầy. Như vậy, nội dung của lời bình chính là chủ đề của tác phẩm: thể hiện quan điểm của tác giả về chuẩn mực trong phép tắc ứng xử của con người trong xã hội ở quan hệ thầy – trò. Chuẩn mực này không chỉ có tính thời sự, đúng với bối cảnh của tác phẩm mà còn có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời: “tôn sư trọng đạo”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau:
Này dòng sông
còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ
phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta
sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế
mẹ cho ta một xu bánh đa vừng
ta ngoan hết một ngày
ta ngoan suốt cả năm
ta thương mẹ đến trọn đời ta sống
quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cả cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cả dưới sông cũng có Tết như người
trên bãi sông
ta trồng cây cải tươi
ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật
lúa gặt rồi — còn lại rơm thơm
trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh...
Cùng một bến sông phía dưới
trâu đằm phía trên ta tắm...
trong kí ức ta
một dòng xanh trong chảy mãi
đến vô cùng!...
(Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, 2011, tr.61-62.)
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ Thời gian khắc khoải.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận:
(1) Yếu tố tự sự trong đoạn thơ là các chi tiết thể hiện các “sự kiện” được hồi tưởng lại trong kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình khi trò chuyện với dòng sông như: đứa trẻ ngồi ngóng mẹ đi chợ về, mẹ mua quà chỉ là “một xu bánh đa vùng” thôi nhưng với niềm vui sướng và biết ơn, “ngoan suốt cả năm”, biết thương mẹ đến trọn đời; cuộc sống thôn quê nghèo khó nhưng luôn có sự sẻ chia, giao hoà giữa con người với thiên nhiên, với các loài: người rửa rau “chia rau” cho cá; người “mổ lợn” “chia thịt” cho quạ, cho cá cùng ăn Tết; người trồng rau ăn lá, chia hoa cho bướm ong hút mật; người trồng lúa ăn thóc gạo, chia rơm thơm cho trâu; người và trâu chia cả bến sông: phía dưới trâu đằm, phía trên người tắm. (2) Yếu tố tự sự đã khiến cho đoạn thơ trở nên hấp dẫn, biểu cảm bởi sự hiện diện của hệ thống hình ảnh gần gũi, sinh động, có sự tương tác, kết nối chặt chẽ. (3) Yếu tố tự sự đã giúp người đọc hình dung về những “nhân vật”, những “câu chuyện” trong kí ức tuổi thơ đẹp đẽ và “yên ổn” của nhân vật trữ tình khi “đối thoại” với sông quê; từ đó gợi nên cảm xúc đong đầy tình yêu thương, nhung nhớ, biết ơn sâu sắc của người con đối với quê hương, nguồn cội.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của yếu tố tự sự trong việc tạo nên tính biểu cảm, sự hấp dẫn của đoạn thơ.
Câu 7:
Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mỗi cá nhân cần có cách ứng xử phù hợp với bản thân và người khác: luôn nghiêm khắc, tỉnh táo với bản thân và luôn biết yêu thương, bao dung với người khác – “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Lí trí: là khả năng nhận thức, tư duy bằng việc phân tích, suy luận dựa trên những thông tin khách quan; “đối xử bằng lí trí” là đối xử một cách tỉnh táo, nghiêm khắc, khách quan; không bị ảnh hưởng bởi cảm giác hay tình cảm. (2) Tấm lòng: là tình cảm, đặc biệt là tình yêu thương, sự khoan dung, nhân ái; “đối xử bằng tấm lòng” là luôn luôn sử dụng tình yêu thương, nhân ái và sự khoan dung để nhìn nhận, đánh giá. (3) Nội dung của câu nói: khẳng định sự khác nhau trong cách đối xử với bản thân mình và người khác: đề cao sự nghiêm khắc với bản thân trong khi cần nhân ái, độ lượng với mọi người.
b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến “Đối xử với bản thân bằng li trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Đối xử với bản thân bằng lí trí mới có thể nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách toàn diện; có thể kiểm soát và làm chủ được cảm xúc; từ đó làm chủ và cải thiện được bản thân theo chiều hướng tích cực. Bởi mỗi con người là một “tiểu vũ trụ” vô cùng phức tạp, không dễ hiểu, không dễ làm chủ. Bên cạnh đó, sống là một quá trình trải nghiệm trước các tình huống rất đa dạng. Mỗi tình huống đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cảm xúc, thế giới quan và hành động của chúng ta. Nếu không đối xử với bản thân bằng lí trí, rất có thể ta sẽ bị lầm đường lạc lỗi hoặc đánh mất chính mình. (2) Đối xử với người khác bằng tình cảm yêu thương, bao dung bởi đó là nét đẹp nhân văn trong mối quan hệ giữa con người với con người; tạo nên sợi dây kết nối dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Con người không thể tồn tại một mình trên thế giới này. “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đỏ” (Thomas L. Friedman). Nhờ có tấm lòng, có sự bao dung, con người gần lại với nhau, tạo nên khối sức mạnh và cộng đồng phát triển bền vững. (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng: + Hồ Chí Minh là một minh chứng tiêu biểu cho việc đối xử với bản thân bằng lí trí và với người khác bằng tấm lòng yêu thương bao la. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, Người luôn có một tinh thần thép, xác định “gian nan rèn luyện mới thành công” và đã chiến thắng hoàn cảnh để đạt mục tiêu lớn lao của cuộc đời mình. Ví như khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, trong bốn tháng đầu, dù “Sống chẳng ra người vừa bốn tháng| Khiến mình tiều tuỵ còn hơn mười năm” nhưng Người vẫn “Kiên trì và nhẫn nại/ Không chịu lùi một phân/ Vật chất tuy đau khổi Không nao núng tinh thần”. Mặt khác, với mọi người dân, dù đó là người dân Việt Nam hay người dân nước nào, Người đều thể hiện một tinh thần nhân đạo vô hạn, nhất là với những số phận bất hạnh hay với các em thiếu nhi; kể cả những người đã lầm đường lạc lối. Năm 1946, Bác tới trại giam Hoả Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác tặng áo khoác cho họ, ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần và Người đã rưng rưng nước mắt. Bác thường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết; + Nhà bác học thiên tài A. Einstein cũng là một tấm gương vĩ đại về sự nghiêm khắc với bản thân và tấm lòng nhân ái đáng kính trọng. Ông từng có những danh ngôn nổi tiếng như: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn để tìm cách giải quyết các vấn đề”; “Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm, hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng”; “Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên”;...).
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Lí trí với bản thân nhưng không có nghĩa là quá cứng nhắc, lạnh lùng; cần biết hài hoà và linh hoạt trong các tình huống khác nhau bởi nếu không quan tâm đến những cảm xúc của bản thân và không biết yêu thương, độ lượng với chính bản thân mình thì cũng sẽ không thể yêu thương, độ lượng với người khác. (2) Đối xử bằng tấm lòng với người khác không có nghĩa là hoàn toàn mù quáng, thiếu vắng đi sự phân tích của lí trí; bởi yêu thương, độ lượng không đúng cách, vị tha không đúng người thì có thể làm hại cho người khác và chính bản thân mình. (3) Trong cuộc sống, cần kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm để có cách đối xử với bản thân và mọi người một cách phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc làm chủ bản thân trong việc kết hợp giữa lí trí và tình cảm để đối nhân xử thế và nhìn nhận bản thân
Câu 8:
Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ trên
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mỗi cá nhân cần có cách ứng xử phù hợp với bản thân và người khác: luôn nghiêm khắc, tỉnh táo với bản thân và luôn biết yêu thương, bao dung với người khác – “Đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Lí trí: là khả năng nhận thức, tư duy bằng việc phân tích, suy luận dựa trên những thông tin khách quan; “đối xử bằng lí trí” là đối xử một cách tỉnh táo, nghiêm khắc, khách quan; không bị ảnh hưởng bởi cảm giác hay tình cảm. (2) Tấm lòng: là tình cảm, đặc biệt là tình yêu thương, sự khoan dung, nhân ái; “đối xử bằng tấm lòng” là luôn luôn sử dụng tình yêu thương, nhân ái và sự khoan dung để nhìn nhận, đánh giá. (3) Nội dung của câu nói: khẳng định sự khác nhau trong cách đối xử với bản thân mình và người khác: đề cao sự nghiêm khắc với bản thân trong khi cần nhân ái, độ lượng với mọi người.
b2. Khẳng định sự tích cực, đúng đắn của ý kiến “Đối xử với bản thân bằng li trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng”và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Đối xử với bản thân bằng lí trí mới có thể nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách toàn diện; có thể kiểm soát và làm chủ được cảm xúc; từ đó làm chủ và cải thiện được bản thân theo chiều hướng tích cực. Bởi mỗi con người là một “tiểu vũ trụ” vô cùng phức tạp, không dễ hiểu, không dễ làm chủ. Bên cạnh đó, sống là một quá trình trải nghiệm trước các tình huống rất đa dạng. Mỗi tình huống đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cảm xúc, thế giới quan và hành động của chúng ta. Nếu không đối xử với bản thân bằng lí trí, rất có thể ta sẽ bị lầm đường lạc lỗi hoặc đánh mất chính mình. (2) Đối xử với người khác bằng tình cảm yêu thương, bao dung bởi đó là nét đẹp nhân văn trong mối quan hệ giữa con người với con người; tạo nên sợi dây kết nối dựa trên sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Con người không thể tồn tại một mình trên thế giới này. “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh,... Bạn phải là người có cội nguồn và là phần không tách khỏi của một vườn ô liu nào đỏ” (Thomas L. Friedman). Nhờ có tấm lòng, có sự bao dung, con người gần lại với nhau, tạo nên khối sức mạnh và cộng đồng phát triển bền vững. (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng: + Hồ Chí Minh là một minh chứng tiêu biểu cho việc đối xử với bản thân bằng lí trí và với người khác bằng tấm lòng yêu thương bao la. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, Người luôn có một tinh thần thép, xác định “gian nan rèn luyện mới thành công” và đã chiến thắng hoàn cảnh để đạt mục tiêu lớn lao của cuộc đời mình. Ví như khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, trong bốn tháng đầu, dù “Sống chẳng ra người vừa bốn tháng| Khiến mình tiều tuỵ còn hơn mười năm” nhưng Người vẫn “Kiên trì và nhẫn nại/ Không chịu lùi một phân/ Vật chất tuy đau khổi Không nao núng tinh thần”. Mặt khác, với mọi người dân, dù đó là người dân Việt Nam hay người dân nước nào, Người đều thể hiện một tinh thần nhân đạo vô hạn, nhất là với những số phận bất hạnh hay với các em thiếu nhi; kể cả những người đã lầm đường lạc lối. Năm 1946, Bác tới trại giam Hoả Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác tặng áo khoác cho họ, ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần và Người đã rưng rưng nước mắt. Bác thường căn dặn, với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết; + Nhà bác học thiên tài A. Einstein cũng là một tấm gương vĩ đại về sự nghiêm khắc với bản thân và tấm lòng nhân ái đáng kính trọng. Ông từng có những danh ngôn nổi tiếng như: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn để tìm cách giải quyết các vấn đề”; “Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm, hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng”; “Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên”;...).
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Lí trí với bản thân nhưng không có nghĩa là quá cứng nhắc, lạnh lùng; cần biết hài hoà và linh hoạt trong các tình huống khác nhau bởi nếu không quan tâm đến những cảm xúc của bản thân và không biết yêu thương, độ lượng với chính bản thân mình thì cũng sẽ không thể yêu thương, độ lượng với người khác. (2) Đối xử bằng tấm lòng với người khác không có nghĩa là hoàn toàn mù quáng, thiếu vắng đi sự phân tích của lí trí; bởi yêu thương, độ lượng không đúng cách, vị tha không đúng người thì có thể làm hại cho người khác và chính bản thân mình. (3) Trong cuộc sống, cần kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm để có cách đối xử với bản thân và mọi người một cách phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc làm chủ bản thân trong việc kết hợp giữa lí trí và tình cảm để đối nhân xử thế và nhìn nhận bản thân