(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 40)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 40)
-
28 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình tượng “em” trong văn bản biểu tượng cho điều gì?
Hình tượng “em” trong văn bản là biểu tượng cho Hà Nội (Hà Nội – phố).
Câu 2:
Liệt kê những hình ảnh của Hà Nội trong quá khứ và hình ảnh của Hà Nội trong hiện tại (tháng 12/ 1972) được thể hiện ở các khổ thơ 1, 2 và 3 của văn bản.
Các hình ảnh của Hà Nội ở các khổ thơ 1, 2 và 3:
Trong quá khứ |
Trong hiện tại (tháng 12/1972) |
Mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, tiếng giày gõ nhịp đường khuya, cọt kẹt bước chân quen, thang gác thời gian mòn thân gỗ, ngôi sao lé lạc vào căn xép nhỏ. |
Tiếng dương cầm trong khung nhà đổ, lả tả bên thềm, Beethoven và sonate Ánh trăng, nốt nhạc thiên tài lẫn trong mảnh vỡ, ngày tả tơi, loạn gió, vườn Ngọc Hà mùa hoa cánh rã, đường Quán Thánh, bản giao hưởng Lặng câm trong một ngôi nhà. |
Câu 3:
Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cấu tứ trong văn bản.
Hiệu quả nghệ thuật của cấu tứ trong văn bản: (1) Làm nổi bật sự đối lập giữa một Hà Nội đẹp đẽ, lãng mạn, thân thuộc, bình yên trong quá khứ, trong hoài niệm của tác giả với một Hà Nội của những ngày tháng Chạp năm 1972: loạn gió, tan hoang, rã rời, vỡ vụn và câm lặng. Tác phẩm được cấu tứ theo cách đan xen hai hệ thống hình ảnh đối lập đó xung quanh điệp ngữ “Ta còn em” vang lên trong suốt chiều dài dòng tâm tưởng. (2) Từ đó, giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của tác giả: + Sự tha thiết, khắc khoải, những ước mong tìm lại, giữ lại và nâng niu vẻ đẹp muôn đời của Hà Nội; + Nỗi đau đớn, tiếc xót khôn cùng trước những gì đẹp đẽ muôn đời đã bị phá huỷ trong phút chốc; sự xô bờ của hai làn sóng cảm xúc cùng dâng cao: tình yêu và niềm đau trong tâm hồn nhà thơ. (3) Tạo ra dấu ấn riêng, đánh dấu gương mặt thi nhân độc đáo, tài hoa của tác giả trong dòng thơ viết về Hà Nội.
Câu 4:
Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “Ta còn em”:
(1) Khơi gợi và nhấn mạnh những kí ức thân thương, sâu thẳm, vô cùng gắn bó của Hà Nội đang được thức dậy trong tâm hồn nhà thơ. Theo điệp ngữ “Ta còn em” là những hình ảnh đẹp vô ngần, xưa cũ, bình yên, lãng mạn của thiên nhiên, con người, tâm hồn Hà Nội sống dậy: mùi hương hoa hoàng lan, hoa sữa, mùi sen nở muộn thoảng ngọn gió Nghi Tàm, hương phố cũ, hương mùa thu tím ngát; sắc hoa đào phai, chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ, những chùm hoa tím, sắc hồng đôi mả người thiếu nữ, sắc xanh của trời Hà Nội mùa thu; âm thanh tiếng giày gõ nhịp bước chân quen trên đường khuya, tiếng cọt kẹt của thang gác thời gian, tiếng dương cầm trong khung nhà đổ,... (2) Nhấn mạnh nỗi đau tiếc khôn cùng của tâm hồn nhà thơ trước những mất mát, tan hoang của Hà Nội trong thực tại. Điệp đi nhấn lại “Ta còn em” như xác nhận điều đau đớn, dằn lòng: Ta – đã – mất Đồng thời, trong nỗi đau còn – mất đó, phép điệp gửi gắm niềm mong ước, sự tha thiết tìm về kí ức như một niềm an ủi, nương tựa cho tâm hồn nhà thơ. Đó cũng là dòng cảm xúc tuôn chảy từ tình yêu sâu nặng vô bờ dành cho Hà Nội. (3) Tạo nên nhạc điệu da diết, khắc khoải và kết nối hình ảnh, mạch cảm xúc của văn bản.
Câu 5:
Học sinh xác định khổ thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất, lí giải dựa trên văn bản và cảm nhận của cá nhân về khổ thơ đó. Ví dụ: Ấn tượng về khổ cuối của văn bản:
(1) Vẻ đẹp của Hà Nội mùa thu trong quá khứ – đẹp, lãng mạn, bình yên, xao động tâm hồn được thể hiện bằng những hình ảnh thân thương, quen thuộc, như một điểm nhớ: hình ảnh cô hàng hoa gánh mùa thu vào phố, những chùm hoa tím, hương hoa thơm ngát đưa mùa thu về mọi góc phố. (2) Nghệ thuật thể hiện độc đáo, ấn tượng: + Điệp ngữ “Ta còn em” nối tiếp mạch hoài niệm không dứt của yêu thương và tiếc xót; + Biện pháp tu từ ẩn dụ “Gánh mùa thu qua cổng chợ” khiến cho mùa thu hiện lên thật cụ thể, hữu hình, sinh động, gợi cảm, không chỉ còn là một khái niệm về thời gian: mùa thu hiện lên bằng màu sắc (màu hoa tím ngát), bằng hương thơm (hương thơm ngát của hoa, và dường như cả hương thơm dịu dàng của bàn tay cô hàng hoa), qua dáng hình (nhẹ nhàng, duyên dáng, mềm mại, khẽ đung đưa nhịp nhàng) mà dạo qua những cổng chợ, những nẻo đường, góc phố, đến với con người,...; + Thể thơ tự do, cách ngắt dòng đặc biệt (tách từ “Ngát” thành một dòng thơ) tô đậm ấn tượng về hương thơm ngát lan toả khắp không gian; dấu chấm lửng khiến con đường của mùa thu như dài mãi, hương hoa như ngát mãi..., mở cửa ngõ con đường của mùa thu đi vào lòng người. (3) Qua đó, cảm nhận được sự gắn bó, tình yêu thiết tha, niềm nuối tiếc và hoài vọng vô bờ của nhà thơ dành cho Hà Nội trong những ngày tháng Chạp thương đau đặc biệt năm ấy.
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản sau:
Lớp III
Thêm Vũ Như Tô
Vũ Như Tô (có vẻ mệt, người hốc hác, lẩm bẩm): Bao nhiêu người chết vì ta. Khốn nạn... Nhưng sao ta vội nản. Nhu nhược thì sao dựng nổi cái đài này? Thương nhau ta để trong lòng. [...]. Nhưng không thẳng tay không xong. Xây cái Cửu Trùng Đài này cũng khó như đánh trận mỗi người chúng ta là một tên lính, phải đồng lao cộng tác, không được thoái chi, không được trốn tránh. Tôi tha không khó gì, nhưng thế là dung túng cho bọn thợ trốn đi, mà thợ trốn đi thì đài xây sao được. Khi xưa vua Thục đắp thành Cổ Loa có con kê tinh cứ gây làm đổ thành, phải trừ kê tinh mới đắp nổi. Đây cũng thế, phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản.
Phó Bảo: Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi. Vũ Như Tô: Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước.
Phó Bảo: Cho cả nước, nhưng chỉ ít người được đến đây, họ nhà vua, các quan, thế là hết, dân được lợi gì?
Như Tô: Chú quên hết lời anh em ta kí kết cùng nhau rồi. Sao chú đã thay đổi thế? Thảo nào mà tôi thấy... Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông. Đến làm một cái nhà còn tốn tiền, tốn lực huống chi là một cái đài to như núi, bền như trăng sao.
(Trích: Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô,
NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr.84-89).
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản mang đặc điểm của nhân vật bi kịch.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Nêu ngắn gọn đặc điểm của nhân vật bi kịch: có phẩm chất, năng lực vượt trội, khát vọng lớn lao nhưng phải đối đầu với hoàn cảnh thực tế không cho phép thực hiện khát vọng hoặc với phần bóng tối lầm lạc trong chính bản thần, tất yếu nếm trải những trạng thái giằng xé, bế tắc, kết cục bi thảm. (2) Làm rõ đặc điểm bị kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản: + Khát vọng lớn lao muốn điểm tô cho đất nước, thoả cơn khát sáng tạo: “Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông”; “một cái đài to như núi, bền như trăng sao”. Công trình mà họ Vũ theo đuổi thật kì vĩ, đua chen cùng tạo hoá; + Sự lầm lạc trong nhận thức và hành động của nhân vật: Việc họ Vũ liên tưởng câu chuyện về vua Thục đắp thành Cổ Loa trữ kê tỉnh trong lịch sử với hành động xây Cửu Trùng Đài của mình và lời thoại của Phó Bảo: “Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi”, lời đáp của Vũ Như Tô: “Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước” cho thấy bóng tối sai lầm trong nhận thức: cái công trình trác tuyệt mà họ Vũ theo đuổi kia không phải là điều dành cho dân, cho nước như kì vọng, mà chỉ là “xây thành cho vua chơi”, là công cụ hưởng lạc xa hoa trên xương máu nhân dân của vua quan bạo chúa. Sai lầm trong nhận thức đã dẫn đến lầm lạc trong hành động: bằng mọi giá, bằng mọi con đường để thực hiện mục đích, bất chấp “bao nhiêu người đã chết vì ta”, “không thẳng tay không xong”, “phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản” – bất chấp xương máu, tính mạng của nhân dân. Tuy nhiên, ở đây nhân vật chưa nhận thức được phần bóng tối trong nội tâm của mình. Những lầm lạc trên tất yếu sẽ dẫn đến kết cục đau đớn, bi thảm ở phần sau của vở kịch.
c. Kết đoạn: Khẳng định: Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô thức tỉnh người đọc: không thể hi sinh cái Thiện để chỉ theo đuổi cái Đẹp thuần tuý, không thể bất chấp bằng mọi giá, mọi con đường, kể cả con đường băng qua xương máu, tính mạng của nhân dân để biện hộ cho việc thực hiện mục đích.
Câu 7:
“Đối diện như thế nào với sai lầm?” là một trong những câu hỏi mà cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi chúng ta.
Anh/ Chị trả lời như thế nào trước câu hỏi ấy? Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ) làm rõ ý kiến của anh/ chị.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Thái độ, cách ứng xử cần có của con người trước những sai lầm trong cuộc sống – “Đối diện như thế nào với sai lầm?” là một trong những câu hỏi mà cuộc sống luôn đặt ra và đòi hỏi chúng ta trả lời.
b. Thân bài
b1. Giải thích:
(1) Sai lầm: những suy nghĩ, hành động, việc làm, quyết định,... của con người trái với yêu cầu khách quan hoặc lẽ phải, dẫn đến những hậu quả nhất định.
(2) Vấn đề được nêu dưới dạng câu hỏi mở, gợi cho người đọc suy nghĩ về việc lựa chọn thái độ, cách thức ứng xử,... phù hợp, hiệu quả khi đứng trước những sai lầm của bản thân hay của người khác trong cuộc sống.
b2. Nếu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh bảo vệ suy nghĩ, quan điểm đã nêu
(1) Nhận thức sai lầm là một phần của cuộc sống để bình tĩnh, chấp nhận đối diện và tìm cách khắc phục: + Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng, tiềm ẩn những thử thách đối với nhận thức và hành động của con người. Các quy luật, yêu cầu khách quan của cuộc sống nhiều khi không tồn tại sẵn có mà là kết quả của quá trình khám phá, nhận thức dần dần, thậm chí là quá trình đóng góp, chinh phục của cả nhân loại. Mọi điều luôn luôn còn ở phía trước và nhiều điều trong số đó chưa từng có tiền lệ;+ Trong khi đó, hiểu biết, nhận thức, khả năng của con người có những giới hạn nhất định. Không ai là hoàn hảo. Mọi quyết định, hành động, ứng xử,... của chúng ta trong những hoàn cảnh nhất định đều dựa trên những điều ta đã biết, đã trải nghiệm và những gì ta trị nhận, phán đoán, đánh giá, tìm biết mới. Ở bối cảnh cần hành động, điều ta tìm hiểu được chưa chắc đã là chân lí, điều ta tin là phù hợp chưa chắc đã thực sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngồi chờ đến khi nào mình thực sự hiểu biết hết mọi chuyện, có đầy đủ mọi thông tin, tin tưởng chắc chắc rằng không còn bất cứ sai lầm nào xuất hiện mới ra quyết định hoặc thực hiện việc hành động vì ngay cả suy nghĩ này cũng là một sai lầm, thiếu thực tế! Vì vậy, trong cuộc sống, con người khó có thể tránh khỏi những vấp váp, những sai lầm, ngộ nhận,... Có thể nói, sai lầm dường như cũng là một phần tất yếu của cuộc sống – “Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả” (Albert Einstein). Sống là hành động. Và trong khi hành động, bạn hay tôi đều có thể mắc sai lầm. Vậy cho nên cần nhận thức về điều này để bình tĩnh, lựa chọn cách thức đối diện với sai lầm một cách đúng đắn. (2) Học hỏi từ sai lầm để trưởng thành: + Cách thức học hỏi: Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm (do điều kiện khách quan chi phối, do các yếu tố chủ quan đến từ hiểu biết, trải nghiệm, định kiến,... của cá nhân); Tìm cách khắc phục, giải quyết hậu quả do sai lầm dẫn đến (bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu, cần dựa vào điều gì ở bản thân, cần sự trợ giúp từ ai,...); Nhìn thẳng vào sai lầm, không chống chế, né tránh trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh; Nỗ lực, rèn luyện ý chí, sự tập trung cao độ để đứng dậy từ sai lầm, không sợ hãi trước sai lầm – “Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”. Mọi sai lầm đều là tài sản, đều là bài học quý báu cho các bạn”. “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên” (Tỉ phú Jack Ma), “Sai lầm là cánh cổng của khám phá” (James Joice); Đúc rút kinh nghiệm và bài học cho bản thân từ những sai lầm; Bao dung với sai lầm của bản thân và người khác trong cuộc sống, tạo cơ hội cho mình và người khác được sửa sai,...; + Học hỏi từ sai lầm để trưởng thành là một quá trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, biết vượt lên những lực cản từ chính bản thân; Học hỏi từ những sai lầm giúp chúng ta tránh được những sai sót đáng tiếc, tránh mắc cùng một lỗi nhiều lần, giúp chúng ta lấy lại được cảm giác thanh thản, cân bằng,... (3) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các minh chứng: Các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ sai lầm của người đi trước và của chính mình để chinh phục những đỉnh cao mới. Thái độ của họ trước sai lầm là “Tôi chưa thất bại, tôi chỉ là tìm ra 10.000 cách mà sản phẩm chưa hoạt động” (Edison),... Nhiều cựu binh Mĩ tham chiến trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã bày tỏ sự ăn năn, nỗ lực khắc phục sai lầm. John Merson, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã kể lại trong cuốn sách Những bài học chiến tranh sai lầm khủng khiếp khi nhận ra: “Chúng tôi đã bị lừa bởi những gì mà người ta nói về cuộc chiến”. Trở về từ chiến trường Việt Nam, John Merson đã phải đối diện với những đêm mất ngủ triền miên và ác mộng. Người cựu binh ấy đã trở lại Việt Nam, quay lại chiến trường xưa, nơi ông đã từng được lệnh cầm súng huỷ diệt cuộc sống để nói lời xin lỗi bằng hành động thiết thực. Cuốn sách Những bài học chiến tranh là một phần trong hành trình sửa chữa, khắc phục sai lầm đó – “Viết sách là một cuộc đối thoại không bao giờ kết thúc. Trước khi viết ra, bạn phải nói về nó. Khi đã viết xong, bạn lại nói về những mình đã viết. Tôi biết mình đã sai lầm và muốn làm đúng trở lại”... Những câu chuyện của nhiều người trẻ mắc sai lầm và đã đứng dậy từ sai lầm đó (ví dụ chuyện về nhân vật Hiếu PC, về Nguyễn Trung Thành – người thầy bước ra từ bóng tối,...); Những nhân vật trong tác phẩm văn học đã đối mặt như thế nào với sai lầm (Dế Mèn thức tỉnh từ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài, nhân vật người hoạ sĩ (truyện Bức tranh), nhân vật Lực (truyện Cỏ lau) – Nguyễn Minh Châu,...).
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Hiện tượng không dám đối mặt với sai lầm, trượt dài trong sai lầm do thiếu hiểu biết, ý chí và bản lĩnh ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. (2) Tuy sai lầm trong cuộc sống là khó tránh khỏi, song không vì vậy mà thiếu cân nhắc, suy xét khi hành động, bởi lẽ có những sai lầm khó có thể trả giá. (3) Chia sẻ ngắn gọn trải nghiệm trong việc đối diện với những sai lầm của bản thân, từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và trưởng thành.
c, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học.