Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 11

Khổ thơ nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em? Vì sao?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Học sinh xác định khổ thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất, lí giải dựa trên văn bản và cảm nhận của cá nhân về khổ thơ đó. Ví dụ: Ấn tượng về khổ cuối của văn bản:

(1) Vẻ đẹp của Hà Nội mùa thu trong quá khứ – đẹp, lãng mạn, bình yên, xao động tâm hồn được thể hiện bằng những hình ảnh thân thương, quen thuộc, như một điểm nhớ: hình ảnh cô hàng hoa gánh mùa thu vào phố, những chùm hoa tím, hương hoa thơm ngát đưa mùa thu về mọi góc phố. (2) Nghệ thuật thể hiện độc đáo, ấn tượng: + Điệp ngữ “Ta còn em” nối tiếp mạch hoài niệm không dứt của yêu thương và tiếc xót; + Biện pháp tu từ ẩn dụ “Gánh mùa thu qua cổng chợ” khiến cho mùa thu hiện lên thật cụ thể, hữu hình, sinh động, gợi cảm, không chỉ còn là một khái niệm về thời gian: mùa thu hiện lên bằng màu sắc (màu hoa tím ngát), bằng hương thơm (hương thơm ngát của hoa, và dường như cả hương thơm dịu dàng của bàn tay cô hàng hoa), qua dáng hình (nhẹ nhàng, duyên dáng, mềm mại, khẽ đung đưa nhịp nhàng) mà dạo qua những cổng chợ, những nẻo đường, góc phố, đến với con người,...; + Thể thơ tự do, cách ngắt dòng đặc biệt (tách từ “Ngát” thành một dòng thơ) tô đậm ấn tượng về hương thơm ngát lan toả khắp không gian; dấu chấm lửng khiến con đường của mùa thu như dài mãi, hương hoa như ngát mãi..., mở cửa ngõ con đường của mùa thu đi vào lòng người. (3) Qua đó, cảm nhận được sự gắn bó, tình yêu thiết tha, niềm nuối tiếc và hoài vọng vô bờ của nhà thơ dành cho Hà Nội trong những ngày tháng Chạp thương đau đặc biệt năm ấy.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

“Đối diện như thế nào với sai lầm?” là một trong những câu hỏi mà cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi chúng ta.

Anh/ Chị trả lời như thế nào trước câu hỏi ấy? Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ) làm rõ ý kiến của anh/ chị.

Xem đáp án » 27/09/2024 22

Câu 2:

Liệt kê những hình ảnh của Hà Nội trong quá khứ và hình ảnh của Hà Nội trong hiện tại (tháng 12/ 1972) được thể hiện ở các khổ thơ 1, 2 và 3 của văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 15

Câu 3:

Biện pháp điệp ngữ “Ta còn em” trong văn bản có tác dụng nghệ thuật như thế nào?

Xem đáp án » 27/09/2024 13

Câu 4:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc điểm của nhân vật bi kịch được thể hiện qua nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản sau:

Lớp III

Thêm Vũ Như Tô

Vũ Như Tô (có vẻ mệt, người hốc hác, lẩm bẩm): Bao nhiêu người chết vì ta. Khốn nạn... Nhưng sao ta vội nản. Nhu nhược thì sao dựng nổi cái đài này? Thương nhau ta để trong lòng. [...]. Nhưng không thẳng tay không xong. Xây cái Cửu Trùng Đài này cũng khó như đánh trận mỗi người chúng ta là một tên lính, phải đồng lao cộng tác, không được thoái chi, không được trốn tránh. Tôi tha không khó gì, nhưng thế là dung túng cho bọn thợ trốn đi, mà thợ trốn đi thì đài xây sao được. Khi xưa vua Thục đắp thành Cổ Loa có con kê tinh cứ gây làm đổ thành, phải trừ kê tinh mới đắp nổi. Đây cũng thế, phải trừ hết cả những kẻ hèn, thấy khó đã nản.

Phó Bảo: Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành để cho vua chơi. Vũ Như Tô: Sao lại để vua chơi, đây là ta xây cho cả nước.

Phó Bảo: Cho cả nước, nhưng chỉ ít người được đến đây, họ nhà vua, các quan, thế là hết, dân được lợi gì?

 Như Tô: Chú quên hết lời anh em ta kí kết cùng nhau rồi. Sao chú đã thay đổi thế? Thảo nào mà tôi thấy... Ta xây một cái đài vĩ đại, làm vinh dự cho non sông. Đến làm một cái nhà còn tốn tiền, tốn lực huống chi là một cái đài to như núi, bền như trăng sao.

(Trích: Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô,

 NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr.84-89).

Xem đáp án » 27/09/2024 12

Câu 5:

Hình tượng “em” trong văn bản biểu tượng cho điều gì?

Xem đáp án » 27/09/2024 11

Câu 6:

Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của cấu tứ trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 10

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »