IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 22)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 22)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 22)

  • 165 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Theo đoạn trích, những người đang đau khổ họ sẽ lựa chọn người như thế nào để giãi bày nỗi khổ tâm trong lòng?

Xem đáp án

Theo đoạn trích, những người đang đau khô, không phải với ai họ cũng giãi bày nỗi khổ tâm trong lòng. Họ sẽ lựa người có thể hiểu cho nỗi đau của mình, hay nói cách khác, một người trông có vẻ đang rảnh.


Câu 3:

Tại sao tác giả lại cho rằng: Khi thật lòng lắng nghe câu chuyện của người khác, nếu có thể nắm bắt được điều mà họ muốn truyền tải, thì mình hãy đáp lạiBạn chỉ cần thật lòng đáp lại từng câu chữ của đối phương, chỉ vậy mà thôi.

Xem đáp án

Tác giả cho răng: Khi thật lòng lăng nghe câu chuyện của người khác, nếu có thể nắm bắt được điều mà họ muốn truyền tải, thì mình hãy đáp lại và Bạn chỉ cần thật lòng đáp lại từng câu chữ của đối phương, chỉ vậy mà thôi. Bởi vì điều đó cho thấy rằng chúng ta là người biết lắng nghe và cảm thông với câu chuyện của họ, lúc đó họ sẽ mở lòng tâm sự câu chuyện của họ với chúng ta.


Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa mà anh/ chị rút ra sau khi đọc văn bản là gì?

Xem đáp án

Thông điệp ý nghĩa:

- Hãy thật lòng lắng nghe câu chuyện của người khác, đáp lại với tâm thế sẵn sàng lắng nghe và cảm thông để giúp họ được bình tâm lại.

- Thắp lên niềm tin cho người khác, sẵn sàng lắng nghe và cùng họ nếm trải thì đó cũng là mở ra con đường cho tất cả chung ta.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc biết thấu hiểu nổi đau của người khác.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của việc thấu hiểu nỗi đau của người khác.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề ý nghĩa của việc thấu hiểu nỗi đau của người.

Có thể theo hướng:

- Biết thẩu hiểu nỗi đau của người khác sẽ giúp chúng ta bồi đắp thêm lòng nhân ái, giúp cho con người sống biết yêu thương lẫn nhau.

- Những người sống trong hoàn cảnh đau buồn bất hạnh khi nhận được sự thấu hiểu thì họ sẽ vơi đi nỗi buồn, có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn.

- Biết thấu hiểu còn tạo nên môi quan hệ vô cùng thân thiện gắn kết giữa con người với con người. Từ đó tạo lập nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

- Thấu hiểu nỗi đau của người khác cũng là cách để thấu hiểu chính bản thân mình. Thấu hiểu người khác không chỉ mang lại niềm vui cho họ mà còn khiến cho chính bản thân ta trở nên hạnh phúc.


Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng,

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đó đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thăm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền.

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui :

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.111(112,113))

Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn thơ.

Xem đáp án
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét chất trữ tình chính trị thể hiện qua đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ.
* Cảm nhận đoạn thơ:
- Khái quát chung: Đoạn thơ là hình ảnh đoàn quân ra trận với khí thể hùng mạnh, lồng lộng hiên ngang giữa đất trời. Tố Hữu đã tái hiện một cách ấn tượng vẻ đẹp anh hùng của nhân dân, của núi rừng Việt Bắc nói riêng và sức mạnh anh hùng dân tộc nói chung. Sức mạnh của khối đại đoàn kết cộng đồng chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
- Con đường ra trận hào hùng, dữ dội:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
+ Cụm từ “những đường Việt Bắc” vừa chỉ không gian của những con đường ở Việt Bắc, vừa là hình ảnh tượng trưng cho những ngả đường của đất nước.
+ Từ láy “đêm đêm, điệp điệp, trùng trùng” vừa chỉ cuộc ra quân vĩ đại kéo dài hết đêm này qua đêm khác, tưởng chừng như bất tận; vừa tả đoàn quân ra trận thật đông đảo, người người lớp lớp cuồn cuộn như sóng dậy, như triều dâng, tạo nên một sức mạnh vô tận. Tất cả toát lên không khí tự tin, hồ hởi, bao trùm cả dòng người và sức mạnh cuồn cuộn như thác lũ của quân ta.
- Từ láy điệp thanh “rầm rập”, cùng với cách so sánh “như là đất rung” đã gợi tả lực lượng đông đảo, áp đảo và khí thế chiến đấu thần kì của quân và dân ta, làm rung chuyển đất trời, chấn động địa cầu.
- Bối cảnh đêm Việt Bắc ra trận nên thơ, lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
+ Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh thơ này cũng có những nét vẽ phát triển theo chiều cao với hình ảnh “Ánh sao đầu súng” là một nét đặc sắc.
+ “Ánh sao” trước hết là một hình ảnh tả thực gọi bối cảnh đêm Việt Bắc ra trận nhưng nó còn mang nét nghĩa tượng trưng. Đó là ánh sáng của lý tưởng soi đường, dẫn lối cho ta hành động.
+ Ba sự vật: “ánh sao, đầu súng, mũ nan” hợp thành một hình tượng đẹp, khoẻ khoăn vững chải về mặt tạo hình, giúp chúng ta thấy được sự cao cả của cuộc chiến cũng như vẻ đẹp lãng mạn chưa bao giờ tắt trong đời sống của chúng ta.
- Nhớ hình ảnh của đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay"
+ "Dân công" là những người làm nhiệm vụ tiền tuyển: vận chuyển, lấp đá vá đường. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta.
+ Những ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với “muôn tàn lửa bay” đã vẽ ra một cảnh tượng rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút mạnh mẽ. Lửa dưới đất và sao trên trời như hoà làm một.
+ Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” đã diễn tả rất có ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi gian khó của những đoàn người ra hoả tuyến.
- Nhớ không gian khắc nghiệt, sương mù dày đặc:
“Nghìn đêm thăm thăm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
+ Hình ảnh những màn sương đêm dày “thăm thăm” của núi rừng Việt Bắc là hình ảnh rất thực. Đằng sau nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa tượng trưng. “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày" tượng trương cho đất nước sống trong đêm đen nô lệ.
+ Còn “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng, của tinh thần lạc quan phơi phới và của một niềm tin tất thắng. Con đường Việt Bắc, con đường ra trận đầy máu lửa và chiến công, cũng là con đường đi tới ngày mai huy hoàng, tráng lệ.
- Niềm vui chiến thắng:
Tin vui chiến thắng trăm miền.
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui :
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
+ Từ “vui” lặp lại bốn lần, vừa nói lên không khí phấn chấn rộn ràng, vừa biểu đạt được ý: Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến nên tin thắng trận trên khắp mọi miền đất nước dồn tụ về Việt Bắc rồi từ đó lại lan tỏa trăm ngả.
+ Liệt kê hàng loạt địa danh thắng trận “trăm miền” như: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
- Nghệ thuật:
+ Vận dụng từ láy tượng hình và tượng thanh một cách hài hòa nên không khí ra trận sinh động.
+ Tố Hữu đã diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: khắp “trăm miền” qua biện pháp tu từ liệt kê.
+ Cách gọi tên các địa danh một cách độc đáo tạo nên nét đẹp riêng trong thơ Tố Hữu, thể hiện tình yêu quê hương sông núi và niềm tự hào dân tộc.
+ Với thể thơ lục bát, giọng thơ trầm hùng, nhịp điệu uyển chuyển, Tố Hữu đã mang đến cho người đọc một bài thơ trang trọng, giàu tính sử thi.
- Đánh giá: Tố Hữu đã dựng lên bức tranh “Việt Bắc ra quân và thắng lợi" thật đẹp. Bức tranh không chỉ làm sống dậy những ngày tháng hào hùng của quân dân ta trên cắn cứ địa thần thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Đoạn thơ cũng chính là tấm lòng của người cán bộ hướng về con người, đất trời Việt Bắc, cái nôi của cách mạng Việt Nam.
* Nhận xét về chất trữ tình chính trị thể hiện qua đoạn thơ:
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc. Đó là Trung ương Đảng và Chính phủ rời căn cứ địa cách mạng Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Cảm hứng của Tố Hữu trong đoạn thơ là hướng đến cuộc kháng chiến hào hùng và chiến thắng vẻ vang khắp ba miền Bắc - Trung - Nam của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
- Chất trữ tình chính trị của đoạn thơ còn thể hiện qua giọng thơ đầy tự hào, vui hân hoan của nhà thơ về tinh thần và những chiến thắng vẻ quang của dân tộc.
-> Chất trữ tình chính trị là xúc cảm chân thành, mãnh liệt về bức tranh toàn thẳng của dân tộc

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương