IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Nghệ An (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Nghệ An (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Ngữ Văn Sở GD Nghệ An (Lần 2) có đáp án

  • 820 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

    […] Cuộc sống là chuỗi những điều bừa bộn. Những cái sắp sinh ra. Những điều đang mất đi. Nếu ta không  thiết lập một cơ chế tâm li để đối diện với điều đó, ta dễ mất tự tin, dễ đổ lỗi hoặc thậm chí chi biết quy trách  nhiệm. Còn bừa bộn là còn đi tới. Muốn đi tới phải chấp nhận sự bừa bộn như một lẽ đương nhiên. Hệ sinh  thái mà thành công có trong thất bại và ngược lại, có thể cũng giống như rừng mưa nhiệt đới chăng. Âm ướt  và nóng nực. Khô hạn và lũ lụt. Nguy hiểm và yên bình. Tất cả là nền tảng và đều thúc đẩy sự sinh sôi, nảy  nở. Tất cả là sự sống tiếp nối như vô tận. 

    Đứa trẻ bình thường nào cũng trải qua giai đoạn dậy thì để đi tới trưởng thành. Dài ngắn khác nhau, yên  bình hay dữ dội không giống nhau. Nhưng đều là những đổi thay bất ngờ, bất định, bất trắc tự bên trong đến  bên ngoài. Những tháng ngày bừa bộn để đi tới mà "ai chưa qua chưa phải là người". Không phải chỉ những  điều tích cực mới giúp ta đi tới lớn khôn. Không phải chỉ không gian một màu mới làm nên cuộc sống hấp  dẫn phía trước. Không phải thành công mới là thước đo mà thất bại mới định hình mỗi người trong quãng  đời phía trước... 

(Hôm nay, tàu Starship lại nổ khi hạ cánh – Hà Nhân, Báo Hoa học trò, số 1357, ra ngày

 05-4-2021) 

Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. 

Cách giải: 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Phương thức nghị luận. 


Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về không gian nạn đói năm 1945 và cảnh Tràng đưa người  vợ nhặt về nhà trong đoạn trích sau: 

    Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ  lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết  như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cải thây nằm còng  queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thổi của rác rưởi và mùi gây của xác người. 

    Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người  đàn bà nữa. Mặt hẳn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hẳn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng  lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hẳn chừng ba bốn bước. Thị cắp cải thúng con, đầu hơi củi xuống, cải nón  rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy  ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.  Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên: 

    - Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa - Chông vợ hài. Tràng bật cười: 

    - Bố ranh! 

    Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận giỏ từ cảnh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om,  không nhà nào có ảnh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng  lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thể thiết.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24) 

Từ đó, anh/chị hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua đoạn trích.

Xem đáp án

Phương pháp:  

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). 

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: 

Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

Yêu cầu nội dung: 

I. Giới thiệu chung 

- Kim Lân là cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Các sáng tác của ông thiên về chủ đề nông  thôn và người nông dân nghèo với ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật tài tình. 

- Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết trong bối cảnh nạn đói năm 1945. Tác phẩm  đã ngợi ca giá trị tình thần của con người ngay trên bờ vực cái chết. 

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về không gian nạn đói năm 1945 và cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà; khái  quát giá trị hiện thực và nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua đoạn trích. 

II. Phân tích 

1. Cảm nhận không gian nạn đói và cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. 

a. Không gian nạn đói. 

- Năm Ất Dậu 1945 – năm diễn ra nạn đói khủng khiếp trong lịch sử.  

- Bối cảnh năm đói. Cái đói tràn đến khiến con người không thể chống cự được.  

+ Màu sắc: màu xanh xám của da người, màu đen kịt của đàn quạ bay trên trời.  

+ Mùi vị: mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, mùi đốt đống dấm khét lẹt. 

+ Âm thanh: tiếng quạ gào lên từng hồi, tiếng hờ khóc từ những nhà có người chết. 

+ Đường nét: sáng nào cũng có 3, 4 thây người nằm chết còng queo nằm bên đường. Tác giả 2 lần so sánh  người với ma.  

=> Kim Lân đã tái hiện lại bức tranh nạn đói một cách chân thực nhất mà không né tránh sự thật.

b. Cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. 

*) Nhân vật Tràng: 

- Lúc nhặt vợ: Sau khi đợi cô gái ăn uống xong, Tràng nói một câu nửa đùa nửa thật n hư một lời cầu hôn  dành cho Thị. Nhưng chính Tràng cũng không nghĩ cô gái lại đồng ý một cách chóng vánh như vậy. 

+ Anh ta tự nhiên nghĩ đến nạn đói. Anh ta đang rước về một cái đèo bòng nặng nợ. 

+ Thế nhưng về sau anh ta “chậc, kệ”. Suy nghĩ về nạn đói là hiện thực, cái chậc kệ chính là khát vọng về hạnh phúc. Giữa hiện thực đau khổ với khát khao hạnh phúc thì khát vọng hạnh phúc đã đè bẹp đi hiện thực  tàn khốc.  

- Trên đường về Tràng trở thành người hạnh phúc nhất thế gian.  

+ Một gương mặt phớn phở, miệng cười tủm tỉm,..  

+ Anh ta đi trước dương dương tự đắc,…  

*) Nhân vật người vợ nhặt. 

- Trước khi làm vợ của Tràng: 

+ Lần gặp gỡ đầu tiên, lúc ấy cô gái xuất hiện trong hình ảnh cong cơn, kém duyên, đong đưa lúng liếng, ve  vạn người con trai. 

+ Lần thứ hai, không còn những lời đưa đẩy, cô ta xầm xập chạy lại trút sự phẫn nộ lên anh Tràng. Hình ảnh  như một con ma đói đòi ăn. Cô ta ăn thật, ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Hình ảnh như một lũ quạ. Ăn một  cách vô duyên không ý tứ.  

=> Nhìn bề ngoài là một người con gái đặt miếng ăn trên nhân cách, bất chấp sĩ diện vì miếng ăn nhưng để được tồn tại trong nạn đói thì buộc thị phải có bản năng sống mãnh liệt. Nạn đói đã đẩy con người đến bước  đường như vậy.  

- Sau khi làm vợ của Tràng - thay đổi trên đường về:  

+ Cô gái hóa thành một người xấu hổ, bẽn lẽn vì cô ấy hiểu rất rõ sự rẻ rúm của mình. Cứ thế theo không về làm vợ người ta còn gì xấu hổ hơn.  

+ Cô gái đang cảm thấy tủi tủi hổ. Đây chính là ý thức về nhân phẩm đã quay trở lại với người con gái này.

2. Khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo thông qua đoạn trích. 

- Tóm lại, việc phân tích hai nhân vật cho chúng ta thấy sự thay đổi kì diệu của hai con người khi đến với  nhau. Giữa hàng trăm cái đám ma bỗng thắp lên một đám cưới. Trên cái nền tối tăm của nạn đói, Kim Lân đã  xây dựng nên bài ca tình người, bài ca hạnh phúc chiến thắng cái đói, cái chết. 

=> Giá trị thật sự của tác phẩm là ở chỗ: từ trong bóng tối của cái đói, cái chết, tác giả tìm thấy ánh sáng của  vẻ đẹp tâm hôn con người.  

III. Kết luận 

- Khái quát lại vấn đề nghị luận.


Bắt đầu thi ngay