(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào , Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Ngữ Văn THPT Tân Trào , Tuyên Quang (Lần 1) có đáp án
-
555 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kiếp người ngắn ngủi, nếu hôm nay con lãng phí đời con, thì ngày mai con sẽ thấy cuộc đời bỏ con đi xa rồi. Vì vậy, con càng sớm trân trọng đời con thì con càng được tận hưởng cuộc sống sớm; hãy trân trọng đời này càng sớm càng tốt, chứ đừng mong mình sống thọ.
(2) Trên thế gian này không có cái gọi là "tình yêu duy nhất mãi mãi", yêu là cảm giác tức thời, cảm giác này chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian và tâm thế. Nếu "tình yêu duy nhất mãi mãi" của con bỏ con mà đi, con hãy nhẫn nại chờ một tí, để ngày tháng gột rửa dần, để lòng con từ từ lắng lại, đau khổ sẽ dần dà nhạt nhoà. Đừng mơ tưởng hão về cái đẹp của tình yêu, đừng làm quá nỗi đau khi thất tình.
(3) Tuy rằng rất nhiều vị công thành danh toại không học nhiều lắm, nhưng thế không có nghĩa là cứ lười học, lười đọc là sẽ thành công cái chắc. Tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay, có thể dựng cơ đồ từ bàn tay trắng, nhưng không thể chiến đấu không một tấc gươm. Mong con nhớ kĩ!”
(Trích “Thư gửi con trai” của cố Thủ tướng Đài Loan - Tôn Vận Tuyền)Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Quan niệm của tác giả về cuộc đời: Kiếp người ngắn ngủi vì thế con người càng biết trân trọng cuộc đời thì càng được tận hưởng cuộc sống hơn là việc mong muốn mình được sống thọ.
Câu 3:
Vì sao tác giả cho rằng: Trên thế giới này không có cái gọi là “tình yêu duy nhất mãi mãi”?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Tác giả cho rằng trên thế giới này không có cái gọi là “tình yêu duy nhất mãi mãi” bởi lẽ yêu là cảm giác tức thời, cảm giác này chắc chắn sẽ thay đổi theo thời gian và tâm thế.
Câu 4:
Nếu lựa chọn, anh/chị sẽ lựa chọn “tình yêu duy nhất mãi mãi” của mình là tình yêu gia đình hay tình yêu đôi lứa? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự đưa ra lựa chọn của bản thân mình, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Trường hợp lựa chọn tình yêu đôi lứa:
+ Tình yêu đôi lứa là bước đầu để hình thành một gia đình.
+ Tình yêu đôi lứa có thể tạo ra những động lực khiến con người vì nhau mà cố gắng tạo ra thành tựu hoặc thậm chí những kì tích.
+ Tình yêu đôi lứa tích cực khiến con người sống vui vẻ hơn, tích cực và lạc quan hơn. ……
- Trường hợp chọn tình yêu gia đình:
+ Tình yêu gia đình là thứ tình cảm mà đa số con người nhận được từ khi chào đời đến tận cuối đời. Đây là thứ tình cảm bền chặt, được gắn kết bằng mối quan hệ ruột thịt, máu mủ không dễ tách rời.
+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, vì thế tình cảm được hình thành trong cái nôi ấy chính là thứ tình cảm tốt đẹp, là chỗ dựa vững chắc cho con người trước báo tố của cuộc đời.
+ Tình yêu gia đình thường gắn liền với những tình cảm thiêng liêng như tình phụ tử, tình mẫu tử, tình nghĩa vợ chồng,…
Câu 5:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề:
- Khẳng định vai trò của tri thức đối với đời sống con người.
- Giới thiệu nhận định: Tri thức con học được sẽ là vũ khí trong tay
2. Giải quyết vấn đề
- Giải thích:
+ Tri thức là: ri thức là kiến thức nhân loại, con người tiếp thu được phải trải qua thời gian lịch sử, không gian mới tạo thành.
+ Vũ khí là: thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho những người xung quanh. Trong câu nói này, có thể hiểu vũ khí chính là tri thức giúp con người nắm bắt được cả nhân loại.
=> Cả câu nói nhằm nhấn mạnh: khi con người có được tri thức thì họ sẽ làm chủ mọi thứ trong cuộc sống.
- Bàn luận:
+ Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người.
+ Có được tri thức vững vàng, con người có thể làm giàu cuộc sống của mình, hiểu biết thêm về bản thân mình và hiểu thêm về cuộc sống.
+ Có tri thức giúp con người tự tin khi đứng trước mỗi khó khăn và tìm ra được phương pháp để vượt qua những khó khăn đó.
+ Có tri thức, con người có khả năng và bản lĩnh thực hiện được những dự định, lí tưởng của đời mình. Từ đó, con người có thể đóng góp cho xã hội những sáng kiến, phát minh, sáng chế của mình, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.
+ ...
- Mở rộng vấn đề:
+ Phê phán những kẻ lười học tập.
+ Mỗi người cần nhận thức được sức mạnh của tri thức từ đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho bản thân, biết sàng lọc tri thức và vận dụng sáng tạo vào đời sống thực tiễn.
3. Tổng kết vấn đề
Câu 6:
Trong đoạn trích Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.120-121)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó làm rõ nét mới mẻ, độc đáo trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và dậm chất triết lí.
- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong nhũng thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bào trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về đoạn thơ. Từ đó nhận xét về nét mới mẻ, độc đáo trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
II. Phân tích
1. Cảm nhận đoạn trích.
Trong anh và em hôm nay
Đều có 1 phần Đất Nước.
- Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, Đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng.Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước trong mỗi một con người, đất nước trong ta: Trong anh và em ... Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Hay nói cách khác, đất nước không chỉ là không gian địa lý, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hoá, tồn tại bên ngoài, đất nước còn là một phần trong anh, trong em, trong tất cả chúng ta. Chính chúng ta – là một phần làm nên Đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn.
- Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với Đất nước. Điều đó càng khẳng định thêm, sống trong Đất nước, chính là một phần Đất nước, do đó, mỗi cá nhân không thể chỉ biết ích kỷ sống cho riêng mình.
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
- “Đất Nước là máu xương của mình”: Máu xương là sự sống. Đất nước là máu xương có nghĩa là Đất nước tồn tại nhuư một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của Đất nước.
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
- Đất nước là điều thiêng liêng mà giản dị, vì thế mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, là kết nối. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ niềm vui, nỗi buồn, san sẻ cho nhau từng công việc, trách nhiệm, từ nhỏ đến lớn lao.
- Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời chiến, dâng hiến là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi để đất nước thịnh cường, vẻ vang, và thêm giàu đẹp.
2. Nhận xét về nét mới mẻ, độc đáo trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.
- Khi nói đến Đất Nước chúng ta thường nghĩ tới những thứ lớn lao, mang tính chính trị. Thế nhưng trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được nhìn ở rất nhiều góc độ gần gũi với con người.
+ Đất nước trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm là sự thống nhất riêng chung, là sự hòa hợp của mỗi cá thể. Trong chính mỗi con người, cá thể chính là một phần của đất nước.
+ Đất nước trong suy tưởng của Nguyễn Khoa Điềm chính là máu xương, sự sống của mỗi con người sống trong đất nước; từ đó gợi lên trách nhiệm của mỗi công dân với Đất nước.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.