IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức đã học về thể thơ.

Cách giải:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.


Câu 2:

Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:

Có những trống trải giữa đời,

Thấy thiên hạ đua tài dằn dữ quá,

Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ

Khao khát tình yêu thương chân thật nụ cười.

Xem đáp án

Phương pháp: Vận dụng những kiến thức đã học về biện pháp tu từ.

Cách giải:

- Biện pháp tu từ được thể hiện: biện pháp so sánh Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ.

- Tác dụng của biện pháp tu từ: nhấn mạnh sự lạc lõng, trống trải của cái tôi trữ tình.


Câu 3:

Nêu nội dung của những dòng thơ:

Muốn co về riêng mình, ta chỉ một ta thôi

Bỗng hụt hẫng ta chẳng là ta nữa,

Cuộc đời không chỉ nằm bên bờ bậu cửa

Nhân loại không chỉ là loáng thoáng ở đằng kia.

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân của mình, chú ý lý giải.

Gợi ý:

- Cuộc sống ngoài kia vô cùng rộng lớn, rất tươi đẹp và có nhiều ý nghĩa.

- Con người nếu không chịu học hỏi, đối diện và trưởng thành thì sẽ dần đánh mất ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống.


Câu 4:

Từ những suy ngẫm của tác giả về hình ảnh trời xanh và gió trong các dòng thơ Dẫu đường dài có toàn nước và lửa/Thì trời xanh và gió vẫn trên đầu, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra bài học về lẽ sống cho bản thân, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Dù cuộc sống có đầy rẫy những khó khăn vất vả, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì khó khăn sẽ qua đi. Dù có khó khăn thế nào vẫn luôn có cách giải quyết.

- Luôn lạc quan, suy nghĩ tích cực trong trường hợp xấu nhất.

- Đối diện với khó khăn bằng tâm thế bình thản và nỗ lực,…


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của thái độ sống bình thản trước sóng gió cuộc đời.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Nêu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sống bình thản trước sóng gió cuộc đời.

* Bàn luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc xác lập mục tiêu trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

- Thái độ sống bình thản trước sóng gió: Là thái độ bình tĩnh đón nhận, không than trách, lo lắng hay sợ hãi khi gặp phải nghịch cảnh đó.

- Thái độ sống bình thản trước sóng gió giúp con người bình tĩnh, sáng suốt dễ dàng đưa ra những quyết định, hướng đi đúng đắn giải thoát khỏi nghịch cảnh.

- Thái độ sống bình thản trước sóng gió tạo cho người sự bình an trong tâm hồn, không bị rơi vào những trạng thái tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm trí của con người.

- Thái độ bình thản trước sóng gió tạo nên giá trị riêng biệt của bản thân.

……

* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.

Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình.


Câu 6:

II. LÀM VĂN

Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đả lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ảng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khỏi núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà từ từ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

(Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021, tr 190-191)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về sự tài hoa, độc đáo ở phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Xem đáp án

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung.

- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam. Phong cách độc đáo, tài hoa và uyên bác.

- Người lái đò sông Đà là tác phẩm được trích trong tập Tùy bút sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế của tác giả lên vùng Tây Bắc. Tại đây ông đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên cùng chất vàng mười trong tâm hồn của người dân nơi đây.

- Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn trích từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

II. Phân tích.

1. Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình sông Đà.

- Sông Đà được cảm nhận ở phương diện không gian, từ điểm nhìn trên cao với hình dáng, thủy trình và sắc nước sông Đà.

+ Hình dáng:

+ Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà như “cái dây thừng ngoằn ngoèo” uốn quanh núi rừng Tây Bắc, hài hòa với thiên nhiên Tây Bắc.

++ Ở những quãng yên, dòng sông lại giống như một người thiếu nữ kiều diễm “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ấn hiện trong máy trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”.

-> So sánh, so sánh trùng điệp gợi vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng, trẻ trung, mềm mại, thướt tha.

+ Thủy trình và sắc nước Sông Đà:

+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…-> vẻ đẹp trong xanh, sâu thẳm thẳm, cao quý.

++ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ...-> vẻ mặn mòi, trù phú của phù sa đồng thời mang theo cảm xúc của đất trời.

-> Màu nước sông Đà biến chuyển đối lập theo mùa tạo nên sự hấp dẫn, diệu kì của con sông và thiên nhiên Tây Bắc (như một sinh thể có hồn).

- Cảm xúc của nhà văn: tự hào trước thiên nhiên kỳ thú, diễm lệ, tình yêu sâu sắc đối với đất nước quê hương.

2. Nhận xét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác:

- Ngôn ngữ miêu tả giàu tính tạo hình, biểu cảm.

- Vận dụng kiên thức của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để sáng tạo hình tượng (thể thao, điện ảnh, quân sự, võ thuật...).

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, tương phản đối lập, ẩn dụ....

- Lối so sánh, liên tưởng độc đáo thú vị.

→ Chất tài hoa uyên bác trong nghề thuật miêu tả: Sông Đà không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như con người có vẻ đẹp tâm hồn, tính cách phong phú.

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương