Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Hàm Rồng có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Hàm Rồng có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Hàm Rồng có đáp án

  • 56 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong những dòng thơ trên.
Xem đáp án
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ/Điệp cấu trúc câu “Nếu cảm thấy… tôi sẽ…”/ Điệp từ “Nếu”

Câu 3:

Nêu nội dung của những dòng thơ sau:

Nếu cảm thấy chán nản, tôi sẽ cất vang lời ca.

Nếu cảm thấy buồn rầu, tôi sẽ cười vang.

Nếu đau ốm, tôi sẽ làm việc gấp đôi.

Nếu sợ hãi, tôi sẽ tiến về phía trước.

Xem đáp án

- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần giải thích được các ý chính: “Nếu … tôi sẽ…” là cách nói giả thiết khuyên con người có cái nhìn tích cực, cầu thị, mạnh mẽ vượt khó khăn (buồn chán, buồn rầu, đau ốm, sợ hãi) bằng niềm tin và sự lạc quan (cất vang lời ca, cười vang, làm việc, tiến về phía trước). Đây là bài học trong cuộc sống đối với mỗi con người.


Câu 4:

Từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

Xem đáp án

·       Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt, song cần nêu ra thông điệp cõ ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể tham khảo các ý sau:

·       + Hãy lạc quan, yêu đời

·       + Hãy luôn ước mơ, hi vọng vào cuộc sống

·       + Hãy chủ động trong việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân

·       + Hãy tự tin, bản lĩnh.

   + Trước những khó khăn, thử thách, cần nỗ lực không ngừng

Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của việc cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vai trò, ý nghĩa của việc cá nhân nhận thức, xử lí và điều chỉnh được cảm xúc trước những gian nan, thử thách, hoặc những sự việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

* Học sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của cân bằng cảm xúc trước những gian nan, thử thách. Có thể theo hướng sau:

- “Cân bằng cảm xúc” là việc nhận thức, xử lí, điều chỉnh cảm xúc một cách chính xác và hiệu quả; là làm chủ cảm xúc của bản thân, bình tĩnh, tự tin trong việc xử lí mọi công việc, tình huống.

 - Cân bằng cảm xúc giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp bản thân có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc....

- Không nên quá nóng nảy, mất bình tĩnh trong việc xử lí các tình huống tránh những sai lầm.


Câu 6:

II. LÀM VĂN

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:- Ở đây thì chết mất.

Anh/Chị hãy phân tích s phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

Xem đáp án
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai vấn đề thành các ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích sự phản kháng mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đoạn trích, vấn đề nghị luận.

* Phân tích sự phản kháng mạnh mẽ của Mị trong đoạn trích: Tham khảo một số ý có bản sau:

- Mị đã đấu tranh tư tưởng để quyết định cứu A Phủ bằng sức mạnh của tình người.

 - Mị mạnh mẽ, táo bạo, quyết liệt, dứt khoát cắt dây cởi trói giải thoát cho A Phủ.

- Mị đấu tranh lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa nỗi sợ hãi và lòng ham sống.

- Mị quyết định chạy theo A Phủ để thoát khỏi cái chết, để thay đổi số phận và được sống đúng nghĩa.

- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; giọng văn linh hoạt; thủ pháp tăng tiến; ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, kịch tính, mang đậm màu sắc Tây Bắc.

- Đánh giá chung: Nhân vật góp phần thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

* Nhận xét ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài:

- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng.

- Trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sự phản kháng và sức sống mãnh liệt của người dân Tây Bắc.

- Tố cáo, lên án bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị.

- Niềm tin vào sự thay đổi số phận của họ ngày một tốt đẹp hơn.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương