(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Ninh Bình có đáp án
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn sở GD&ĐT Ninh Bình có đáp án
-
225 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo tác giả, loài người và “mọi hình thức sống trên hành tinh này” khác nhau ở điểm nào?
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, loài người khác với mọi hình thức sống trên hành tinh này ở chỗ trong khi mọi hình thức sống trên hành tinh này đều nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng của mình thì loài người lại không như vậy.
Câu 2:
Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn (2) đã nhắc nhở con người điều gì?
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
- Hành trình sinh trưởng của một cái cây trong tự nhiên được miêu tả ở đoạn hai nhắc nhở con người cần phải cố gắng hết mình, không được thỏa hiệp với khó khăn,….
Câu 3:
Nêu tác dụng của việc sử dụng những câu nói ở đoạn (3) của văn bản.
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Gợi ý: Tác dụng của những câu nói ở đoạn (3):
- Giúp câu văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.
- Tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 4:
Anh/Chị hãy có đồng tình với quan điểm của tác giả “đôi khi lại là một lời nguyền tai hại chứ không phải là một phép màu ban tặng” không? Vì sao?
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh tự đưa ra quan điểm cá nhân của bản thân, có lý giải hợp lý.
Gợi ý:
- Đồng ý.
Lý giải:
- là một lời nguyền tai hại: Đôi khi việc bản thân có quá nhiều sự lựa chọn lại khiến con người trở nên lười nhác, không nỗ lực, cho phép bản thân dừng lại và không nỗ lực,…
- Tuy nhiên, không phải việc có quá nhiều sự lựa chọn bao giờ cũng trở thành tai hại. Nếu như con người biết cách lựa chọn, luôn nỗ lực với sự lựa chọn của bản thân thì việc có nhiều sự lựa chọn cũng là một việc không hoàn toàn xấu.
Câu 5:
II. LÀM VĂN.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân.
* Bàn luận:
- Nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân: Là việc cố gắng hết sức, kiên trì vượt qua mọi thử thách để trau dồi, phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân.
- Sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân:
+ Bản thân tiến gần hơn đến thành công.
+ Hiểu và nhận ra giá trị bản thân.
+ Truyền cảm hứng, khẳng định giá tri trong mắt mọi người.
….
- Làm thế nào để phát huy tiềm năng của bản thân?
+ Quay vào bên trong để hiểu chính mình, từ đó phát hiện những khả năng, sở trường của bản thân.
+ Tìm hiểu con đường đi phù hợp với tiềm năng của bản thân.
+ Rèn luyện ý chí kiên định không ngại khó của bản thân.
* Tổng kết:
Câu 6:
II. LÀM VĂN.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cải “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bởi sau đầu
Cải kèo, cải cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, gần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.118)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất trữ tình - chính luận trong đoạn thơ.
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.
- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ.
Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ đó rút ra nhận xét về chất trữ tình – chính luận trong đoạn trích.
II. Phân tích
1. Cảm nhận về nội dung đoạn trích.
- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn cội xa xưa và quá trình sinh thành lâu dài của Đất Nước: Đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa, từ khi dân mình biết làm ra cái nhà để ở, hạt gạo để ăn...
- Đất Nước dung dị, gần gũi trong muôn mặt đời thường. Đất Nước không phải là những gì xa xôi trừu tượng mà ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nước hiện hình qua câu chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, rặng tre bên đường, căn nhà mái rạ, cái kèo cái cột, hạt gạo
- Đất Nước có chiều sâu lịch sử và bề dày văn hóa: Gắn với những thuần phong mỹ tục (tục ăn trầu, tục người phụ nữ bới tóc sau đầu), lối sống ân nghĩa thủy chung, giàu truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, một năng hai sương.
- Suy tư, chiêm nghiệm về Đất Nước, tác giả đã bày tỏ tình yêu nồng nàn đối với Đất Nước. Từ đó khơi thức ở người đọc niềm tự hào về một Đất Nước vừa thân thương gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, một Đất Nước bao dung hiền hậu, thủy chung nghĩa tình nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược.
+ Khái quát nghệ thuật: Thể thơ tự do; giọng điệu trò chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng, ngọt ngào, tha thiết, lắng sâu; vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị; đậm chất trữ tình chính luận.
2. Nhận xét về tính trữ tình chính luận trong đoạn trích.
- Đoạn thơ thấm đẫm chất trữ tình: Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại.
- Tính chính luận làm cho nội dung tư tưởng của đoạn thơ thêm sâu sắc. Góp phần khẳng định tư tưởng của tác phẩm “Đất Nước của nhân dân”, đất nước hình thành nên từ trong nhân dân.
=> Sự kết hợp hai yếu tố này sao cho nhuần nhuyễn, hiệu quả thực không dễ, nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã làm được. Đó là thành công lớn của đoạn trích Đất Nước.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.