IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 8)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 8)

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 8)

  • 87 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “chú bê” được nhắc tới trong văn bản?

Xem đáp án

- Ý nghĩa của hình ảnh “chú bê” trong các câu thơ:

+ “Chú bê” trong các câu thơ “Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ” và “dấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta” là hình ảnh tả thực.

+ “Chú bê” trong câu “Ta tin có một mụ phù thủy đã biến ta thành một chú bê” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sự ngây thơ, non nớt và trí tưởng tượng hồn nhiên của đứa trẻ.

- Nhận xét: từ một hình ảnh thực, tác giả đã chuyển hóa thành một hình ảnh tượng trưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc, giàu khả năng liên tưởng để diễn đạt thế giới tâm hồn trong sáng của đứa trẻ trong quá khứ. Từ đó, tạo khả năng kết nối đến hiện tại trong đoạn cuối bài thơ.


Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/ chị từ văn bản trên là gì? Hãy lý giải.

Xem đáp án

- Thông điệp ý nghĩa nhất: Biết trân trọng, ghi nhớ những giá trị của quá khứ, con người sẽ sống thành thật, trong trẻo hơn.

- Lí giải: Thông điệp cho tôi nhận thức được cuộc sống mỗi ngày đều rất đáng quý. Những gì đã diễn ra trong quá khứ là nần tảng để xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai. Trân trọng quá khứ, con người sẽ biết trân trọng những gì mình đang có và sống thành thật, trong trẻo, ý nghĩa hơn.


Câu 5:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của bản thân về điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Xem đáp án

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề điều cần làm để không đánh mất hi vọng.

Có thể theo hướng:

- Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan với những suy nghĩ tích cực nhất có thể trước mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Luôn yêu thương, trân trọng và tin tưởng vào chính bản thân hoặc người khác.

- Học cách vượt qua các thử thách chông gai để dần dần quen với việc đó.

- Suy nghĩ xem hi vọng có nghĩa là gì, biết được độ quan trong của hi vọng và từ đó sẽ biết giữ lấy hi vọng.

- Đối mặt với lo âu và tuyệt vọng (học cách chiến thắng),...


Câu 6:

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài viết:

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn có, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hải thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cử chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.6)

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn trích. Từ đó, nhận xét về số phận người phụ nữ miền núi cao Tây Bắc thông qua nhân vật Mị.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

 * Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và đoạn trích.

 * Cảm nhận về nhân vật Mị

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị là một cô gái dân tộc xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà cô bị bắt về làm dân nhà thống lí. Ban đầu Mị phản ứng quyết liệt nhưng vì thương cha nên đành chất nhận.

- Sống trong nhà thống lí, Mị đã bị tê liệt cả lòng ham sống, yêu đời lẫn tinh thần phản kháng. “bố Mị chết nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Bố chết, không còn điều gì níu giữ cô ở lại với cuộc sống nhưng Mị cũng không còn nghĩ tới cái chết và sự giải thoát nữa vì với cô giờ đây sống hay chết đều như nhau. Cụm từ “quen khổ rồi” thật xót xa, đau đớn. Đó là biẻu hiện của sự chai sạn, vô cảm của Mị với chính bản thân.

- Nhận thức của Mị cũng bị tác động mạnh mẽ khi cô luôn sống với suy nghĩ “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Mị là người, một con người mà giờ đây cô không nhận ra điều đó, cô nghĩ mình là con trâu, con ngưa, con ngựa thì chỉ biết làm việc, ngựa biết ăn cỏ. Hình ảnh so sánh phũ phàng nhưng chính xác, từ trâu ngựa được lặp lại nhiều lần cho thấy ý niệm thân phận trâu ngựa đã ăn sâu vào tiềm thức của Mị.

- Mị bị biến thành công cụ lao động, bị vắt kiệt sức lao động “Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa... tước thành sợi" => tác giả sử dụng phép liệt kê hàng loạt công việc “hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô" kết hợp cấu trúc câu văn trùng điệp “nhớ đi nhớ lại” “giống nhau, tiếp nhau" “mỗi năm mỗi mùa” “làm đi làm lại” “giặt đay xe đay”, trong một câu văn dài để nhấn mạnh những công việc chồng chất cao ngất như núi, dài dằng dặc tựa miền biển xa mà Mị phải đối diện. Đã vậy, chúng bóc lột tàn tệ không cho Mị nghỉ tay dù làm bất cứ việc gì cũng cầm bó đay tước thành sợi. Nếu như con ngựa con trâu còn được nghỉ ngơi nhai cỏ gãi chân, còn Mị thì phải vùi đầu vào việc. Nếu như cỗ máy còn có lúc nghỉ ngơi, còn đàn bà con gái nhà thống lí thì làm quần quật cả ngày lẫn đêm

- Mị bị giam hãm trong một căn buồng có lỗ cửa sổ vuông bé bằng bàn tay. Căn buồng giống như ngục thất tinh thần giam hãm tuổi thanh xuân của Mị, cô như một tù nhân, một người tù khổ sai, một tù nhân với bản án chung thân ở chốn địa ngục trần gian này. Ở trong căn buồng ấy, Mị như con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh so sánh lột tả được hết dáng điệu, tâm hồn và tính cách của Mị. Đồng thời, Mị cũng mất cả ý niệm về thời gian, mất cảm giác về cuộc sống “không biết sương hay nắng” nghĩa là không biết sáng sớm hay trưa hoặc chiều tối. Đó giống như lời than thân trong vô vàn lời ca than thân xưa nay khiến người đọc day dứt không nguôi về thân phận con người.

* Về nghệ thuât:

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt: kể đan xen tả;

+ Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính tạo hình, biểu cảm.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc...

* Đánh giá:

- Đoạn trích đã miêu tả rất chân thật cuộc sống của Mị trong nhà thống lí. Trang văn như một thước phim tư liệu quý báu giúp người đọc hiểu hơn nỗi đau của người dân miền núi dưới chế độ cũ. Qua đó, Tô Hoài không chỉ gián tiếp tố cáo sự áp bức, bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi mà còn nói lên một sự thật đau xót: dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục, người lao động miền núi Tây Bắc bị chà đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời; họ bị hủy diệt ý thức sống của con người.

- Đoạn trích thể hiện tài năng, nghê thuật kể chuyện, phân tích tâm lí nhân vật, dựng cảnh... của Tô Hoài.

 * Nhận xét về số phận người phụ nữ miền núi cao Tây Bắc được nhà văn miêu tả thông qua nhân vật Mị:

- Tô Hoài đã miêu tả thành công cái khô cực cùng kiệt của số phận người phụ nữ Mông trên núi cao Tây Bắc những năm trước cách mạng. Mê tín và thần quyền đã trói buộc cuộc đời họ trong những cuộc hôn nhân và biến họ trở thành những công cụ lao động cả đời vất vả, khổ nhục phục vụ nhà chồng.

- Số phận người phụ nữ miền núi cao được nhà văn miêu tả thông qua nhân vật Mị trong đoạn trích là sự miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi. Qua đó, nhà văn phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thông trị ở miền núi, đồng thời thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau thương của họ, từ đó khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Tất cả cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc cùng tình cảm đặc biệt trân quý nhà văn dành cho người phụ nữ Tây Bắc.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương