(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 31)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 31)
-
57 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.
Điểm nhìn của người kể chuyện là điểm nhìn hạn trị, điểm nhìn bên trong – người kể chuyện ngôi thứ ba nương vào cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật Thứ để kể.
Câu 2:
Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợi Đời y sẽ mốc lên, sẽ già đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.
Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.
Học sinh có thể chọn và phân tích tác dụng của một trong các biện pháp như sau: (1) Biện pháp điệp cấu trúc (Y sẽ.../ Đời y sẽ.../ ... sẽ khinh y/ ... chết mà chưa...): có tác dụng nhấn mạnh những nhận thức, hình dung về cuộc sống mòn mỏi, vô nghĩa của nhân vật Thứ về tương lai phía trước của mình; đồng thời tạo nên nhịp điệu gợi cảm cho câu văn; giúp người đọc có thể tưởng tượng được cuộc sống “mòn” đầy bi kịch của người trí thức trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, đồng thời hiểu, đồng cảm sâu sắc với tâm trạng đau khổ của nhân vật. (2) Biện pháp ẩn dụ: “đời” – “mốc lên”, “gỉ đi”, “mòn”, “mục” ra: có tác dụng gợi lên một cách sinh động về cuộc sống vô nghĩa, lụi tàn từng ngày mà nhân vật sẽ phải nếm trải trong hình dung của mình; thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. (3) Biện pháp liệt kê tăng cấp: liệt kê một chuỗi những điều Thứ hình dung về cuộc sống tương lai của mình (chẳng có việc gì làm, ăn bám vợ/ mốc lên, gỉ đi, mòn, mục ra ở một xó nhà quê); trong đó nhân vật cảm nhận được sự khinh thường của mọi người và chính bản thân mình (Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y); có tác dụng gợi lên một cách sinh động và nhấn mạnh về cuộc sống vô nghĩa, lụi tàn cứ rõ nét từng ngày cũng như cảm xúc tổn thương, mặc cảm mà nhân vật sẽ phải nếm trải trong hình dung của mình; từ đó góp phần thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. (4) Biện pháp nghịch ngữ: “chết mà chưa sống”, có tác dụng khắc hoạ và nhấn mạnh bi kịch mà nhân vật phải nếm trải: “chết” ở đây là “chết” về mặt tinh thần; “sống” ở đây là “sống” thực sự, sống có ý nghĩa. Từ đó, góp phần thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm...
Câu 3:
Nhận xét về cuộc sống và con người của nhân vật Thứ được thể hiện trong đoạn trích: (1) Cuộc sống của nhân vật Thứ: Cuộc sống đầy bi kịch, ngày càng khó khăn, mòn mỏi trong việc kiếm kế sinh nhai để lo cho bản thân và gia đình, không thực hiện được những ước mơ của đời mình. (2) Con người nhân vật Thứ: là con người đầy hoài bão, khát vọng; con người có đời sống nội tâm phong phú, có khả năng nhận thức sâu sắc về cuộc sống và bản thân mình.
Câu 4:
Nêu suy nghĩ của anh/ chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản.
Học sinh rút ra được một triết lí nhân sinh từ văn bản (Ví dụ: “sống là phải làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời mình” hay “sống là phải thay đổi”...) và nêu suy nghĩ về triết lí đó một cách phù hợp.
Ví dụ: Suy nghĩ về triết lí “sống là phải làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời mình”. Đây là một triết lí sâu sắc bởi lẽ: mỗi người là một bản thể duy nhất, mỗi người chỉ có cơ hội sống một lần. Cuộc sống là sự trải nghiệm của mỗi cá nhân.
Không làm chủ bản thân, không làm chủ cuộc đời mình nghĩa là đã đánh mất cơ hội được trải nghiệm, được sống đúng nghĩa. Chỉ khi làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời thì mỗi người mới phát huy được hết tiềm năng của bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:
THƠ VIẾT Ở BIỂN
(Hữu Thỉnh)
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vẳng cánh buồm một chút
đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.
(Trích tập thơ Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)
a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự độc đáo trong cấu tứ của bài Thơ viết ở biển.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Bài thơ được tổ chức theo cách thức sóng đôi, đồng nhất giữa hình ảnh, cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ. Sự sóng đôi, đồng nhất giữa cảm xúc của nhân vật trữ tình với thế giới tự nhiên, vũ trụ được thể hiện qua “bối cảnh”: “anh xa em” – nỗi cô đơn, lẻ loi do vắng bóng người yêu được hiện hữu qua hai thực thể của vũ trụ: “trăng”, “mặt trời”. Đây vốn là những thực thể duy nhất của vũ trụ, nhưng nay được nhìn nhận trong sự ứng chiếu của cảm xúc tình yêu nên “cũng lẻ”. Tiếp đến, nỗi niềm cô đơn của anh khi “xa em” còn được phản chiếu qua cảm xúc của “biển” khi vắng “cánh buồm”. Không những vậy, nhân vật trữ tình còn soi hình ảnh và lòng mình vào “gió”, vào “vách núi”, vào “chiều”, vào “sóng”: vách núi phải mòn mỏi vì gió dù gió không phải là roi, như anh đang phải
1 mòn mỏi vì em; anh cũng đang “tím” cả cõi lòng dù em không phải là chiều; còn sóng không thể vào bờ nếu không đưa được em đến với anh bởi sóng làm anh nghiêng ngả nhưng là nghiêng ngả “vì em”. (2) Cấu tứ của bài thơ thật độc đáo, bởi qua đó, tác giả đã diễn tả được một cách đậm sâu và đầy ấn tượng về tình yêu sâu sắc của nhân vật trữ tình trong tình yêu đôi lứa: nỗi nhung nhớ, cô đơn, mong mỏi khi xa cách; đó là khao khát được gặp gỡ, đoàn tụ.
c. Kết đoạn: Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của cấu tứ bài thơ.
Câu 6:
Gabriel Garcia Marquez từng viết: “Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ”.
Từ lời phát biểu trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề “tuổi trẻ và ước mơ”.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: Vai trò của ước mơ với con người, đặc biệt là với tuổi trẻ – Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Ước mơ: những mong muốn, khao khát thường là về những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà con người hi vọng sẽ đạt được. (2) Già đi: trong câu nói này, cụm từ “già đi” thứ nhất chỉ tuổi tác khi con người đã cao tuổi – đây là quy luật của tạo hoá không ai tránh được; còn cụm từ “già đi” thứ hai chỉ sự ngừng lại, chậm lại, không còn muốn phấn đấu, nỗ lực. (3) Nội dung của câu nói và mỗi quan hệ với vấn đề nghị luận: Câu nói khẳng định vai trò của ước mơ trong đời sống của con người – ước mơ sẽ giúp tạo nên động lực sống, đặc biệt sức trẻ cho tâm hồn con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, ước mơ có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tuổi trẻ. Nhắc tới tuổi trẻ không thể không nhắc tới ước mơ; ước mơ là điểm tựa không thể thiếu để tuổi trẻ phát huy hết nội lực và sống xứng đáng với danh hiệu “thanh xuân” đẹp đẽ.
b2. Khẳng định vai trò của ước mơ đối với tuổi trẻ và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh
(1) Ước mơ thường là những điều tốt đẹp không dễ dàng đạt được; cần phấn đấu, nỗ lực hết sức mới có thể biến ước mơ thành hiện thực; vì vậy, nếu có ước mợ, chúng ta sẽ có mục tiêu xác định, có động lực phấn đấu mạnh mẽ; thậm chí có thể vượt lên mọi nghịch cảnh để đạt được những kì tích không thể ngờ tới. (2) Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của đời người khi ta có nền tảng tốt nhất về sức khoẻ thể chất và tinh thần, dồi dào tiềm năng phát triển; vì vậy, cần có mục tiêu xác định, cần có động lực sống mạnh mẽ để kích hoạt hết tiềm năng của bản thân và có những cống hiến quý báu cho xã hội. (3) Tuổi trẻ cũng là giai đoạn con người cần rèn luyện, trải qua những khó khăn, thử thách để trưởng thành; trong khi đó, ước mơ là những điều tốt đẹp nhưng cần phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được. Vì vậy, ước mơ cũng chính là cơ hội được thử thách của tuổi trẻ, vẫy gọi tuổi trẻ bước ra khỏi vùng “an toàn” và giới hạn của bản thân để chinh phục thế giới. (4) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các bằng chứng: + Từ Nguyễn Tất Thành – một chàng trai ra đi với hai bàn tay trắng, vượt qua muôn nghìn khó khăn thử thách – cho tới một Hồ Chí Minh vĩ đại có thể giúp thay đổi cả vận mệnh dân tộc chỉ có thể là một mơ ước cháy bỏng đã từng được chia sẻ một cách giản dị mà chân thực: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”; + Từ một cậu bé khuyết tật – nạn nhân của chất độc da cam – ở tuổi 17 trở thành một hoạ sĩ, tự mở một phòng tranh cho mình, nuôi sống bản thân qua những bức tranh tự vẽ bằng miệng và trở thành nhân vật chính được nữ đạo diễn Courtney Marsh tái hiện trong bộ phim tài liệu “Châu, beyond the lines” lọt vào “top” 5 phim tài liệu xuất sắc nhất Oscar lần thứ 88 (2016) chỉ có thể là sức mạnh nghị lực cất cánh từ ước mơ, khát vọng cháy bỏng như anh từng tuyên bố: “Em sẽ theo đuổi ước mơ của mình và biến nó thành hiện thực để chứng minh cho mọi người thấy là em làm được.”; + Những gương mặt tuổi trẻ đã trưởng thành, gặt hái được những thành công nhờ theo đuổi ước mơ của mình và tiếp tục truyền cảm hứng cho hành trình theo đuổi ước mơ của nhiều bạn trẻ khác như: Hậu vệ Đoàn Văn Hậu – gương mặt tài năng quen thuộc của bóng đá Việt Nam với chia sẻ: “Từ bé, tôi đã mang trong mình ước mơ được tận hưởng niềm đam mê cùng trái bóng tròn. Trải qua nhiều thử thách, cuối cùng tôi cũng đã hiện thực hoá được giấc mơ của mình. Hãy cứ theo đuổi ước mơ, thành công sẽ theo đuổi bạn.”; hay chàng trai người Việt mang tên Nguyễn Đình Song Thanh (27 tuổi) đã dành 6 năm theo đuổi ước mơ nghiên cứu khoa học trên đất Mỹ và Nhật, vừa tốt nghiệp Thạc sĩ Y sinh học về tế bào gốc tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Hiện tại, chàng trai đang chuẩn bị hồ sơ học lên Tiến sĩ. Bên cạnh việc học, Song Thanh còn thường xuyên chia sẻ các bài viết về trải nghiệm du học, văn hoá lịch sử Nhật Bản lên trang cá nhân và nhận tư vấn giúp nhiều sinh viên có ước mơ du học,..).
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Cần phân biệt ước mơ tốt đẹp với những điều viển vông, xa vời. (2) Cần không ngừng ước mơ và nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp để có mục đích và động lực sống. (3) Cần có kế hoạch và dám hành động, bền bỉ để biến ước mơ thành hiện thực.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc làm chủ cuộc đời mình với những ước mơ đẹp đẽ nhằm phát triển hết nội lực của bản thân và đóng góp giá trị cho xã hội.