Nêu suy nghĩ của anh/ chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản.
Học sinh rút ra được một triết lí nhân sinh từ văn bản (Ví dụ: “sống là phải làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời mình” hay “sống là phải thay đổi”...) và nêu suy nghĩ về triết lí đó một cách phù hợp.
Ví dụ: Suy nghĩ về triết lí “sống là phải làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời mình”. Đây là một triết lí sâu sắc bởi lẽ: mỗi người là một bản thể duy nhất, mỗi người chỉ có cơ hội sống một lần. Cuộc sống là sự trải nghiệm của mỗi cá nhân.
Không làm chủ bản thân, không làm chủ cuộc đời mình nghĩa là đã đánh mất cơ hội được trải nghiệm, được sống đúng nghĩa. Chỉ khi làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời thì mỗi người mới phát huy được hết tiềm năng của bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Gabriel Garcia Marquez từng viết: “Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ”.
Từ lời phát biểu trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề “tuổi trẻ và ước mơ”.
Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợi Đời y sẽ mốc lên, sẽ già đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:
THƠ VIẾT Ở BIỂN
(Hữu Thỉnh)
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vẳng cánh buồm một chút
đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu
nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.
(Trích tập thơ Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)