Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

27/09/2024 81

Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợi Đời y sẽ mốc lên, sẽ già đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!”.

Học sinh có thể chọn và phân tích tác dụng của một trong các biện pháp như sau: (1) Biện pháp điệp cấu trúc (Y sẽ.../ Đời y sẽ.../ ... sẽ khinh y/ ... chết mà chưa...): có tác dụng nhấn mạnh những nhận thức, hình dung về cuộc sống mòn mỏi, vô nghĩa của nhân vật Thứ về tương lai phía trước của mình; đồng thời tạo nên nhịp điệu gợi cảm cho câu văn; giúp người đọc có thể tưởng tượng được cuộc sống “mòn” đầy bi kịch của người trí thức trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, đồng thời hiểu, đồng cảm sâu sắc với tâm trạng đau khổ của nhân vật. (2) Biện pháp ẩn dụ: “đời” – “mốc lên”, “gỉ đi”, “mòn”, “mục” ra: có tác dụng gợi lên một cách sinh động về cuộc sống vô nghĩa, lụi tàn từng ngày mà nhân vật sẽ phải nếm trải trong hình dung của mình; thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. (3) Biện pháp liệt kê tăng cấp: liệt kê một chuỗi những điều Thứ hình dung về cuộc sống tương lai của mình (chẳng có việc gì làm, ăn bám vợ/ mốc lên, gỉ đi, mòn, mục ra ở một xó nhà quê); trong đó nhân vật cảm nhận được sự khinh thường của mọi người và chính bản thân mình (Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y); có tác dụng gợi lên một cách sinh động và nhấn mạnh về cuộc sống vô nghĩa, lụi tàn cứ rõ nét từng ngày cũng như cảm xúc tổn thương, mặc cảm mà nhân vật sẽ phải nếm trải trong hình dung của mình; từ đó góp phần thể hiện giá trị hiện thực của tác phẩm. (4) Biện pháp nghịch ngữ: “chết mà chưa sống”, có tác dụng khắc hoạ và nhấn mạnh bi kịch mà nhân vật phải nếm trải: “chết” ở đây là “chết” về mặt tinh thần; “sống” ở đây là “sống” thực sự, sống có ý nghĩa. Từ đó, góp phần thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm...

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Gabriel Garcia Marquez từng viết: “Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ”.

    Từ lời phát biểu trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về vấn đề “tuổi trẻ và ước mơ”.

Xem đáp án » 27/09/2024 101

Câu 2:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:

THƠ VIẾT Ở BIỂN

(Hữu Thỉnh)

                                                Anh xa em

                                       Trăng cũng lẻ

                                       Mặt trời cũng lẻ

                                       Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

                                       Vẳng cánh buồm một chút

                                                                           đã cô đơn

                                       Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn

                                        Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

                                       Sóng chẳng đi đến đâu

                                                                           nếu không đưa em đến

 

                                       Vì sóng đã làm anh

                                        Nghiêng ngả

                                       Vì em.

(Trích tập thơ Thư mùa đông,  NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)

Xem đáp án » 27/09/2024 41

Câu 3:

Nêu suy nghĩ của anh/ chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 24

Câu 4:

Nhận xét về cuộc sống và con người của nhân vật Thứ được thể hiện trong đoạn trích.

Xem đáp án » 27/09/2024 23

Câu 5:

Xác định điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 18

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »