Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Vũ Văn Hiếu - Quảng Ninh có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Vũ Văn Hiếu - Quảng Ninh có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Vũ Văn Hiếu - Quảng Ninh có đáp án

  • 48 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vì sao tác giả khuyên người trẻ“ Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì.”?

Xem đáp án

Tác giả khuyên người trẻ Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì:

+ Tuổi trẻ là tuổi năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

+ Tuổit rẻ chỉ đến một lần, năm tháng qua đi không bao giờ trở lại.

+ Từ lí thuyết đến thực hành, từ nghĩ đến làm là hai chuyện khác biệt. Nên học phải đi đôi với hành.


Câu 2:

Anh ( chị) hiểu“ con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay” tác giả nhắc đến trong đoạn trích như thế nào?
Xem đáp án

-Nghĩa của câu nói:

+ “ cái đầu”: là suy nghĩ, ý tưởng, chí hướng, mong muốn

+ “bàn tay” là hành động, việc làm cụ thể, thực tế

=>Câu nói nhận định rằng từ suy nghĩ, ý tưởng, dự định đến hành động, việc làm thực tế là một quá trình lâu dài, khó khăn.


Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “ Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một câu chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kỹ năng của ta khá lên”.
Xem đáp án

 -    Biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Liệt kê: đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức, phải hành động, phải thực hành.

+ Điệp từ “ phải”

-     Tác dụng:

+ Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu, âm hưởng cho câu văn.

+ Nhấn mạnh việc mỗi người trẻ bên cạnh việc thực hiện các hoạt động học, đọc, tiếp thu kiến thức phải hành động, thực hành mới có thể nâng cao được kỹ năng và dễ đạt được thành công trong cuộc sống.


Câu 4:

Hãy nêu 2 bài học anh( chị ) rút ra từ đoạn trích trên?
Xem đáp án

 -    Học sinh có thể rút ra 02 bài học nhận thức, hành động( hoặc những bài học tương đương):

+ Nhận thức về ý tưởng, hành động của tuổi trẻ là cần thiết cho sự thành công của mỗi người.

+ Tuổi trẻ cần có kế hoạch, có những hành động cụ thể để nâng cao năng lực của bản thân.


Câu 5:

II. Làm văn

Từ nội dung ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh(chị) về sự cần thiết của năng lực hành động trong cuộc sống của người trẻ.

Xem đáp án

 a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: suy nghĩ về sự cần thiết của hành động trong cuộc sống của mỗi người.

 c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: sự cần thiết của hành động trong cuộc sống của người trẻ: bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Giải thích: hành động: là khả năng thực hiện công việc, hành động trên cơ sở hiểu biết những kỹ năng, kỹ xảo và việc sẵn sàng hành động.

- Phân tích sự cần thiết phải có năng lực hành động:

+ Cuộc sống diễn ra năng động, mọi việc không chỉ nằm mãi trong ý tưởng, suy nghĩ mà cần được hiện thực hóa qua các hành động.

+ Hành động: giúp con người củng cố, đào sâu kiến thức lĩnh hội được, từ đó giúp ta phát triển nhận thức và rút ra những tri thức mới.

+ Hành động giúp ta rút ra được những kinh nghiệm, luyện những kỹ năng thực hành, làm việc có phương pháp đúng đắn hơn.

+ Hành động giúp ta rèn luyện nhân cách, nhân phẩm, nhận thức rõ bản thân, khẳng định mình trong cuộc sống. Từ đó ta sẽ tự tin và bản lĩnh hơn.

+ Hành động giúp ta có niềm vui sống, lạc quan, hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.

+ Người trẻ hành động sẽ có nhiều cơ hội để thành công giúp xã hội vận động và phát triển.

- Phê phán những người sống ỷ lại, trông chờ, thiếu ý chí, hành động, chỉ nghĩ không làm; nghĩ một đàng làm một nẻo hoặc những người bất chấp liều lĩnh hành động không quan tâm đến đạo lí, pháp luật.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nêu lên nhận thức về sự cần thiết phải có hành động sống đúng đắn;

+ Bản thân rèn luyện ý chí, nghị lực, học tập kĩ năng sống để có những hành động phù hợp với mọi tình huống xảy ra…


Câu 6:

II. Làm văn

 

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

 

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

 

( Trích Đất Nước, chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, sgk Ngữ văn 12, tập 1, nxb GDVN, 2012, tr. 219-220)

Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?

Xem đáp án

 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ)

          Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

           Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong chương Đất Nước, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài: 0.25

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng, chương V Đất Nước.

- Nêu được vấn đề nghị luận: Đất Nước có trong mỗi người, trong mối quan hệ với cộng đồng, trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước. Từ đó nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước.

- Trích thơ

3.2.Thân bài: 3.50

*. Khái quát

- Hoàn cảnh sáng tác trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm: năm 1971 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt nhằm thức tỉnh tuổi trẻ

- Đoạn trích là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước về Đất Nước có trong mỗi người, trong mối quan hệ với cộng đồng.

* Cảm nhận về đoạn trích

- Về nội dung tư tưởng

+ Đoạn trích thể hiện cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước hóa thân trong mỗi người.

+ Về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước.

+  Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lời nhắn nhủ với mọi người về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

- Về nghệ thuật

+ Thể thơ tự do; giọng trữ tình chính luận; từ Đất Nước viết hoa trang trọng, câu thơ triết luận

* Đánh giá chung

- Đoạn thơ nêu lên cách cảm nhận mới lạ sâu sắc về đất nước có trong mỗi người,

mối quan hệ của mọi người với đất nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước.

- Qua cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vùa sâu sắc, vừa lớn lao gần gũi thân thiết với mọi người.

d. Nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

- Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về Đất Nước là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời trong quan niệm về Đất Nước.

- Đặt mối quan hệ cá nhân và cộng đồng trong quan hệ với Đất Nước là phát hiện mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.

- Thể hiện tình yêu sâu nặng với đất nước, với nhân dân, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết đấu tranh trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam.

3.3. Kết bài: 0,25

- Đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.

- Đoạn thơ giúp chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước => Có ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
- Đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình- chính luận của nhà thơ.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương