IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 34)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 34)

(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 34)

  • 42 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định nhân vật chính trong văn bản.

Xem đáp án
Nhân vật chính trong văn bản là đoàn dân công Sa Ngọc, Xuân Bình/ tất cả những người tham gia đắp đê ngăn biển/ “đám người không sợ chết”/ tập thể người dân lao động,... Chấp nhận các cách gọi phù hợp khác đối với nhân vật tập thể trong đoạn trích.

Câu 2:

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án

Học sinh chỉ ra được một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (nêu tên biện pháp, chỉ ra cụ thể biện pháp đó trong câu văn). Ví dụ: Biện pháp tu từ đối kết hợp với biện pháp điệp ngữ: Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặt sọt đất; Biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: Một người, hai người, rồi mười người, ba bốn chục người quẳng đất trên vai, ào chạy;... Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Biển cả như muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé; Trước làn sóng hung hăng, dãy người thật mỏng manh như những chiếc lá;... Biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Nước quật vào mặt, vào ngực, tràn qua đầu hàng rào sống ...


Câu 3:

Người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật chính? Chỉ ra một số từ ngữ, chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của người kể chuyện.

Xem đáp án

Học sinh có thể trả lời gộp hoặc tách hai ý: (1) Đối với nhân vật chính trong văn bản là tập thể những người lao động mạnh mẽ, kiên cường, người kể chuyện thể hiện tình cảm chia sẻ, yêu mến, khâm phục,... thái độ trân trọng, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật...; (2) Thái độ, tình cảm của người kể chuyện thể hiện trong cách dẫn dắt câu chuyện, trong giọng điệu kể chuyện, thể hiện rõ trong một số từ ngữ, chi tiết như: “Tiếng reo hò át tiếng nước chảy xiết, “Tiếng reo hò hai bên nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển”, “Sức người đem đọ với biển, thật vô cùng gian nan”, “Đã sáu giờ liền, họ làm việc quần quật, đánh vật với biển và gió, không ăn uống, không nghỉ ngơi”, “Họ khoác vai nhau. thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn”, “Đứng lại, họ có thể chết, nhưng họ cứ đứng lại”, “Hàng ngàn dân công xô đến, quẳng hết quang gánh, lấy vai vác, đầu đội, tay bệ đưa đất ra ùn ùn”, “Người vác được hai chục vác lên ba chục cân, người vác bốn chục cân mang tới sáu chục”, “những người đang lấy máu đổi đất”, “những bàn tay khoác vai nhau cứ vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão”, “mọi người thụt sâu vào đất, nâu như đất, lẫn với đất”, “Tốc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn”, “Đám người không sợ chết đã cứu được quãng để sống lại.”... (Học sinh liệt kê được 5 từ ngữ, chi tiết trở lên là đạt yêu cầu).


Câu 4:

Nhận xét về kịch tính của văn bản.

Xem đáp án

(1) Kịch tính của văn bản được thể hiện trong tình huống “cuộc đua”, “cuộc chiến đấu” giữa người và biển: Đất lên cao bao nhiêu, nước cũng lên cao bấy nhiêu. Cuộc chiến đấu diễn ra từng phút, rất gay go ác liệt. Đã sáu giờ liền, họ làm việc quần quật, đánh vật với biển và gió, không ăn uống, không nghỉ ngơi,...” (2) Trong tình huống giàu kịch tính này, con người bộc lộ rõ nét sức mạnh, ý chí và bản lĩnh. Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người có sợ hãi nhưng không hề nản chí. Con người cũng bộc lộ sức mạnh phi thường (Người vác được hai chục vác lên ba chục cân, người vác bốn chục cân mang tới sau chục), ý chí quật cường (Đứng lại, họ có thể chết, nhưng họ cứ đứng lại. Trên bờ tiếng trống càng thúc dữ dội. Hàng ngàn dân công xô đến, quẳng hết quang gánh, lấy vai vác đầu đội, tay bê đưa đất ra ùn ùn), tinh thần đoàn kết (những bàn tay khoác vai nhau cử vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão)... (3) Kịch tính trong đoạn trích làm tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc.


Câu 5:

Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: “Cái đáng sợ chưa hẳn là biển và gió, mà là tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm.”

Xem đáp án

(1) Câu văn “Cái đáng sợ chưa hẳn là biển và gió, mà là tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm” trong văn bản là lời người kể chuyện bàn luận trước tình hình một bên là biển, gió giận dữ, điên cuồng, một bên là “hàng ngàn con người với hai bàn tay, và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ”. Đó cũng là quan điểm của người kể chuyện: Khó khăn, trở ngại lớn nhất nhiều khi không đến từ các yếu tố bên ngoài, là các nhân tố khách quan (như biển và gió”); thử thách lớn nhất mà mỗi người phải vượt qua chính là nỗi sợ hãi, sự yếu đuối, thiếu tự tin, thiếu kiên định (tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm),... bên trong chính mình. (2) Từ đó, khẳng định tinh thần mạnh mẽ của con người có thể giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn. Biển cả phong ba dữ dội, nhưng con người quyết tâm chinh phục thiên nhiên, cuối cùng con người sẽ chiến thắng. (3) Những người đang ra sức đắp đê ngăn biển trong văn bản hay mỗi chúng ta đều cần có lòng tin vào bản thân, kiên định thực hiện đến cùng nhiệm vụ đã đặt ra, cho dù có bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm. Nỗi sợ hãi, hèn nhát, yếu đuối, thiếu kiên định trong mỗi chúng ta là kẻ thù đáng sợ nhất, nó dễ khiến chúng ta thất bại. Mỗi người cần rèn luyện bản thân để vượt qua điều đáng sợ đó.


Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

 

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

   

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

Xem đáp án

a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong đoạn trích nói về sự việc Kim Trọng trở lại nơi gặp gỡ, tình tự xưa để tìm người yêu.

b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận

(1) Khái quát về bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn học hoặc trong truyện thơ Nôm Truyện Kiều: Tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật phổ biến trong văn học trung đại, trong đó, tác giả thông qua miêu tả bức tranh thiên nhiên tạo vật để gửi gắm tâm tư, tình cảm con người (nhân vật trong tác phẩm hay chính tâm trạng của tác giả). Nguyễn Du đã vận dụng rất tài hoa, điêu luyện bút pháp tả cảnh ngu tình trong “Truyện Kiều”. Ở đó, các bức tranh thiên nhiên đều được khúc xạ qua cái nhìn, cách nhìn của tâm trạng, qua cảnh ngộ và nỗi niềm của nhân vật. (2) Các hình ảnh trong văn bản được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình: “Song trăng quanh quẽ, vách mưa rã rời”,..., “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”; “Sập sè én liệng lầu không, “Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày”, “Cuối tường gai góc mọc đầy”, “Chung quanh lặng ngắt như tờ”. (3) Tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích: + Gợi ra bức tranh thiên nhiên hoang tàn, lạnh lẽo, thiếu vắng hơi người. Cảnh vật hoang vắng, tàn tạ: nhà bỏ không lâu ngày, không gian thấp, én liệng sập sè, mặt đất cỏ lan, rêu phong phủ kín dấu giày xưa, lối thông giữa hai vườn xưa là con đường của đôi lứa, giờ là thế giới của gai góc. Hoàn toàn không có sự hiện diện và hơi ấm của con người; + Là bức tranh tâm cảnh, thể hiện tâm trạng buồn đau, hoài niệm, rã rời, tiếc nuối, xót xa của chàng Kim khi trở lại nơi cũ. Vẫn là mùa xuân, là cánh én, nhưng không phải là cái náo nức “Ngày xuân con én đưa thoi” của buổi nào. Cánh én như không đủ sức bay trong một không gian thấp, tối, hoang lạnh. Lòng người trống vắng, cỗ đơn, nhớ tiếc. Sự hoài niệm, sống lại kí ức của tình yêu, hình dung lại bước chân người thương “Đi về này những lỗi này năm xưa” càng làm tăng thêm cảm giác đối lập gay gắt với hiện tại, nhấn mạnh nỗi đau xót, tiếc nuối khôn tả của chàng Kim,... Hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” là hình ảnh thiên nhiễn hiện hữu nhưng nặng nề tâm trạng hụt hẫng, nhớ tiếc của Kim Trọng, trong hình ảnh này còn cô đúc cả ý nghĩa của điển cố “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nên diễn tả được cả sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại; đối lập giữa mất và còn; đối lập giữa “nụ cười” của hoa và giọt nước mắt trong lòng người.

c. Kết đoạn: Bút pháp tả cảnh ngụ tình thể hiện tâm và tài của Nguyễn Du: thấu hiểu và thể hiện tinh tế nỗi trống trải, cô đơn, đau xót, thương nhớ người yêu của chàng Kim.


Câu 7:

Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hải được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường,...

(Nguyễn Ngọc Tư, Sống đầy, in trong Sống chậm thời @, NXB Thanh niên, 2006)

    Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.

Xem đáp án

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.

b. Thân bài

b1. Giải thích: (1) Sống hết mình: sống trọn vẹn từng giây phút, cống hiến bằng hết khả năng; “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”: luôn tích cực, lạc quan, tràn đầy năng lượng. (2) Giữa sống hết mình với việc chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường có mối quan hệ chặt chẽ. Để sống hết mình, con người cần có thái độ sống lạc quan, tích cực. Mặt khác, khi con người biết trân trọng từng phút giây của cuộc đời, sống bằng hết khả năng thì con người sẽ luôn yêu đời, lạc quan và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống.

b2. Nêu suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh

(1) “Sống hết mình” chính là cách để chúng ta đánh thức những tiềm năng, năng lực ẩn sâu bên trong bản thân. Khi cố gắng hết mình để làm một việc gì đó, để giúp đỡ người khác, để cống hiến cho cuộc đời chung, ta sẽ thấy được năng lực tiềm ẩn bên trong ta được đánh thức, từ đó có thêm niềm tin vào tương lai. Những anh hùng, kiện tướng trong chiến đấu, lao động, thi đấu thể thao đã từng “hết mình” như vậy. (Dẫn ví dụ tiêu biểu: người dân công Ngô Thị Tuyển nặng 42kg vác trên vai hai hòm đạn nặng 98 kg, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngăn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long sống một mình trên đỉnh núi cao nhiều tháng ròng để đo lượng mưa, sức gió,... Họ luôn tin tưởng vào bản thân, tin tưởng vào tương lai của cá nhân, đất nước). Khi sống hết mình cho hiện tại, ta sẽ không bao giờ phải hối tiếc, “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”. “Sống hết mình” không những giúp mỗi chúng ta sống đẹp hơn mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển. (2) Thái độ sống lạc quan, tích cực giúp con người nhìn thấy giá trị trong những điều nhỏ bé, bình thường của cuộc sống, từ đó trân trọng, nâng niu mọi khoảnh khắc của cuộc đời, biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn, sống trọn vẹn từng phút giây của cuộc đời. Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, nhìn thấy cuộc sống muôn sắc màu, đẹp đẽ hơn, theo đó, con người cũng có cơ hội tận hưởng được nhiều hơn vẻ đẹp của cuộc sống. Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Khi có thái độ sống lạc quan, tích cực, con người sẽ dám đối diện và vượt qua nghịch cảnh. Người lạc quan, tích cực “chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”, bởi ngay cả trong khó khăn, thử thách, họ vẫn nhìn thấy cơ hội. (Lấy dẫn chứng về người lạc quan, tích cực để sống hết mình: Ê-đi-sơn nhiều lần thử nghiệm khoa học thất bại vẫn không hề buồn nản, ông không ngừng tiếp tục học hỏi, cải tiến, nhìn thấy cơ hội thành công trong mọi lần thất bại, tâm niệm “thất bại là mẹ thành công”. Trở thành chủ nhân của hơn 1 500 bằng phát minh trên toàn thế giới là một cách Ê-đi-sơn “sống hết mình” với khoa học, với cuộc đời. Những tấm gương lạc quan, tích cực “gieo hạt” và cả “gặt hái” là những người lao động có tấm lòng nhân ái. Họ tin vào tương lai của chính mình, của mỗi mảnh đời, con người ngoài xã hội để mở lòng giúp đỡ người khác, xây đắp cuộc đời. Vì có tinh thần lạc quan, nhận thức “sự sống chẳng bao giờ chán nản”, họ đã sống hết mình cho cuộc đời.

b3. Bình luận, liên hệ

(1) Nếu ai đó bắt đầu “ngày mới” bằng “tâm trạng sợ hãi, chán chường” thì sẽ luôn bế tắc, không tìm thấy lối thoát trong khó khăn, thử thách, từ đó không thể “sống hết mình”. Nếu ai đó luôn sống ích kỉ, thu mình hoặc luôn dè dặt, do dự, không tận hưởng cuộc đời và cũng không muốn chia sẻ bản thân cho cuộc đời, người đó sẽ khó có được con mắt nhìn đời tươi vui, rộng mở, khó có được niềm vui vẻ, lạc quan thường trực, đồng nghĩa với nguy cơ rơi vào “tâm trạng sợ hãi, chán chường”. (2) Trong giới trẻ có một bộ phận bi quan, chán chường, không dám dấn thân, hành động để sống hết mình. (3) Chia sẻ ngắn gọn trải nghiệm về việc sống lạc quan, tích cực và sống hết mình của bản thân...

c. Kết bài: Khơi gợi sự chia sẻ các quan điểm khác về thái độ sống lạc quan, về lí tưởng “sống hết mình”, khẳng định bản thân cần sở hữu cả hai chiều của mối quan hệ tích cực này.


Bắt đầu thi ngay