II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]
Sập sè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai góc mọc đầy,
Đi về này những lối này năm xưa!
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?
(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)
20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây
[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.
a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong đoạn trích nói về sự việc Kim Trọng trở lại nơi gặp gỡ, tình tự xưa để tìm người yêu.
b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận
(1) Khái quát về bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn học hoặc trong truyện thơ Nôm Truyện Kiều: Tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật phổ biến trong văn học trung đại, trong đó, tác giả thông qua miêu tả bức tranh thiên nhiên tạo vật để gửi gắm tâm tư, tình cảm con người (nhân vật trong tác phẩm hay chính tâm trạng của tác giả). Nguyễn Du đã vận dụng rất tài hoa, điêu luyện bút pháp tả cảnh ngu tình trong “Truyện Kiều”. Ở đó, các bức tranh thiên nhiên đều được khúc xạ qua cái nhìn, cách nhìn của tâm trạng, qua cảnh ngộ và nỗi niềm của nhân vật. (2) Các hình ảnh trong văn bản được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình: “Song trăng quanh quẽ, vách mưa rã rời”,..., “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”; “Sập sè én liệng lầu không, “Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày”, “Cuối tường gai góc mọc đầy”, “Chung quanh lặng ngắt như tờ”. (3) Tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích: + Gợi ra bức tranh thiên nhiên hoang tàn, lạnh lẽo, thiếu vắng hơi người. Cảnh vật hoang vắng, tàn tạ: nhà bỏ không lâu ngày, không gian thấp, én liệng sập sè, mặt đất cỏ lan, rêu phong phủ kín dấu giày xưa, lối thông giữa hai vườn xưa là con đường của đôi lứa, giờ là thế giới của gai góc. Hoàn toàn không có sự hiện diện và hơi ấm của con người; + Là bức tranh tâm cảnh, thể hiện tâm trạng buồn đau, hoài niệm, rã rời, tiếc nuối, xót xa của chàng Kim khi trở lại nơi cũ. Vẫn là mùa xuân, là cánh én, nhưng không phải là cái náo nức “Ngày xuân con én đưa thoi” của buổi nào. Cánh én như không đủ sức bay trong một không gian thấp, tối, hoang lạnh. Lòng người trống vắng, cỗ đơn, nhớ tiếc. Sự hoài niệm, sống lại kí ức của tình yêu, hình dung lại bước chân người thương “Đi về này những lỗi này năm xưa” càng làm tăng thêm cảm giác đối lập gay gắt với hiện tại, nhấn mạnh nỗi đau xót, tiếc nuối khôn tả của chàng Kim,... Hình ảnh “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” là hình ảnh thiên nhiễn hiện hữu nhưng nặng nề tâm trạng hụt hẫng, nhớ tiếc của Kim Trọng, trong hình ảnh này còn cô đúc cả ý nghĩa của điển cố “Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nên diễn tả được cả sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại; đối lập giữa mất và còn; đối lập giữa “nụ cười” của hoa và giọt nước mắt trong lòng người.
c. Kết đoạn: Bút pháp tả cảnh ngụ tình thể hiện tâm và tài của Nguyễn Du: thấu hiểu và thể hiện tinh tế nỗi trống trải, cô đơn, đau xót, thương nhớ người yêu của chàng Kim.
Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: “Cái đáng sợ chưa hẳn là biển và gió, mà là tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm.”
Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hải được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường,...
(Nguyễn Ngọc Tư, Sống đầy, in trong Sống chậm thời @, NXB Thanh niên, 2006)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.
Người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật chính? Chỉ ra một số từ ngữ, chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của người kể chuyện.