Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

(1) Kịch tính của văn bản được thể hiện trong tình huống “cuộc đua”, “cuộc chiến đấu” giữa người và biển: Đất lên cao bao nhiêu, nước cũng lên cao bấy nhiêu. Cuộc chiến đấu diễn ra từng phút, rất gay go ác liệt. Đã sáu giờ liền, họ làm việc quần quật, đánh vật với biển và gió, không ăn uống, không nghỉ ngơi,...” (2) Trong tình huống giàu kịch tính này, con người bộc lộ rõ nét sức mạnh, ý chí và bản lĩnh. Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người có sợ hãi nhưng không hề nản chí. Con người cũng bộc lộ sức mạnh phi thường (Người vác được hai chục vác lên ba chục cân, người vác bốn chục cân mang tới sau chục), ý chí quật cường (Đứng lại, họ có thể chết, nhưng họ cứ đứng lại. Trên bờ tiếng trống càng thúc dữ dội. Hàng ngàn dân công xô đến, quẳng hết quang gánh, lấy vai vác đầu đội, tay bê đưa đất ra ùn ùn), tinh thần đoàn kết (những bàn tay khoác vai nhau cử vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão)... (3) Kịch tính trong đoạn trích làm tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn với người đọc.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/ Chị hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu văn: “Cái đáng sợ chưa hẳn là biển và gió, mà là tinh thần bị chùn nhụt, ngã lòng trước nguy hiểm.”

Xem đáp án » 27/09/2024 25

Câu 2:

Sống hết mình. Thời gian của chị vì thế rất đầy. Lòng chị cũng đầy vì chật chội những yêu thương, cả đời làm người gieo hạt mà không quan tâm mình có gặt hải được không. Tôi chợt nghĩ, chắc chị chẳng bao giờ chào đón ngày mới bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường,...

(Nguyễn Ngọc Tư, Sống đầy, in trong Sống chậm thời @, NXB Thanh niên, 2006)

    Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa “sống hết mình” với việc “chẳng bao giờ chào đón ngày bằng tâm trạng sợ hãi, chán chường”.

Xem đáp án » 27/09/2024 23

Câu 3:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

 

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

   

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

Xem đáp án » 27/09/2024 20

Câu 4:

Người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật chính? Chỉ ra một số từ ngữ, chi tiết thể hiện thái độ, tình cảm của người kể chuyện.

Xem đáp án » 27/09/2024 12

Câu 5:

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 11

Câu 6:

Xác định nhân vật chính trong văn bản.

Xem đáp án » 27/09/2024 10

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »