(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 7)
-
87 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2:
Theo đoạn trích có hai con người đang sống trong mỗi chúng ta: “Một con người tốt: thông minh, thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Và một con người xấu: tâm trạng không ổn định, mất cân bằng, vướng nhiều sai lầm, suy nghĩ tiêu cực và hay cường điệu hóa lỗi lầm của người khác".
Câu 3:
Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
Mọi người sẽ tôn trọng và tin tưởng vào những người hiểu được tâm trạng của họ (nhất là những lúc họ cảm thấy chán nản, thất vọng), họ biết ơn những người đã giữ được cảm xúc tốt đẹp dành cho họ trong khi những người khác thì không.
- Biện pháp tu từ chêm xen: “nhất là những lúc họ cảm thấy chán nản, thất vọng”.
- Tác dụng: Bổ sung thông tin chú thích cho cụm từ “tâm trạng của họ” ở phía trước. Đồng thời làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn.
Hoặc:
- Biện pháp tu từ điệp từ “họ”
- Tác dụng: Nhấn mạng và làm nổi bật, cảm xúc, thái độ của chủ thể được để cập đến. Đồng thời làm tăng sức hấp dẫn, thuyết phục, giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn.
Câu 4:
Hãy cho biết: Bạn thích ở gần ai hơn – một người hay bực bội và hốt hoảng hay một người luôn bình tĩnh và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống khó khăn? Vì sao?
Gợi ý:
- Không ai muốn ở gần một người hay bực bội và hốt hoảng trừ khi họ không có sự lựa chọn nào khác. Bản thân tôi nghĩ mình thích ở cạnh một người luôn bình tĩnh và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống khó khăn. Bởi vì họ , những người có bản lĩnh, có thái độ tích cực, lạc quan họ không những có thể giúp bản thân họ giải quyết vấn đề còn có thể giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi cần thiết.
Hoặc:
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, nếu người đó là bạn bè hay người thân của tôi thì tôi sẽ không suy nghĩ đến việc thích hay không thích “một người hay bực bội và hốt hoảng” hay “một người luôn bình tĩnh và chủ động tìm cách giải quyết những tình huống khó khăn”. Hơn thế nữa nếu tôi là một người có bản lĩnh, có khả năng giữ bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc của chính bản thân mình thì tôi sẽ sẵn sàng đối diện và bên cạnh tất cả.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc tạo nên những cảm xúc tích cực trong một mỗi quan hệ.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc tạo nên những cảm xúc tích cực trong một mối quan hệ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề vai trò của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
- Giúp cảm xúc, tinh thần của mỗi người luôn có sự cân bằng. Từ đó sẽ có những suy nghĩ tích cực giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống.
- Một mối quan hệ lành lạnh, tốt đẹp sẽ mang đến cho chúng ta một người bạn có thể tâm sự, chia sẻ những vấn đề vui buồn trong cuộc sống, giúp giải tỏa những áp lực và cải thiện tâm trạng.
- Nuôi dưỡng cảm xúc tốt đẹp trong mối quan hệ giúp chúng ta tôn trọng và dễ dàng hợp tác trong công việc, cùng nhau tạo nên nền tảng của sự thành công.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhở chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thưở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn thơ; Nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, và đoạn thơ trong đề
* Cảm nhận về đoạn thơ
- Khái quát chung: đoạn thơ gồm mười hai dòng thơ tương ứng với sáu câu hỏi tu từ “mình đi/ mình về...." đắp đổi. Những câu hỏi vừa thể hiện nỗi băn khoăn của người ở lại về tình cảm của người ra đi vừa là lời nhắc nhở người ra đi đừng quên Việt Bắc, quên quê hương Cách mạng.
- Bốn câu thơ đầu gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến gian khổ:
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhở chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
+ Hình ảnh “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” mang ý nhĩa tượng trưng cho những gian khổ, thứ thách mà quân và dân ta phải trải qua những năm dài máu mửa. Chính điều đó đã tạo nên tình cảm gắn bó không thể phai nhà giữa người kháng chiến và và Việt Bắc.
+ Việt Bắc xuất hiện với vai trò chiến khu và gắn với đó là những hình ảnh tương phản: “miếng cơm chấm muối” >< “mối thù nặng vai” khẳng định lòng yêu nước, căm thù giặc cùng quyết tâm chiến đấu của cả Việt Bắc và người kháng chiến trong những năm tháng gian khổ ấy.
- Bốn câu tiếp gợi nhắc tình cảm gắn bó giữa người Việt Bắc và người kháng chiến:
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
+ “Rừng núi” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người Việt Bắc. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu “Trám bùi để rụng, măng mai để giả”. Đây còn là cảm giác trống trải, cô đơn và là sự biểu đạt kín đáo, sâu sắc cái tình của Việt Bắc với cách mạng, với cán bộ về xuôi làm cho nỗi nhớ như thắt vào lòng kẻ ở lại.
+ Khung cảnh Việt Bắc được thể hiện qua những hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. “Những nhà” là tất cả các đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Hắt hiu lau xám” là cảnh hoang vu, hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự thiếu thốn vật chất. Tương phản với “hắt hiu lau xám” là “đậm đà lòng son”, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng son sắt, thuỷ chung.
- Bốn câu cuối gợi nhắc vai trò của Việt Bắc:
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?"
+ Những sự kiện lịch sử: “khi kháng Nhật”, “thuở còn Việt Minh”. Câu được sử dụng để khẳng định Việt Bắc là căn cứ quan trong của cách mạng giải phóng dân tộc thời kì trước 1945.
+ Câu hỏi thứ sáu mang nhiều thông điệp sâu sắc. Cách hỏi ở câu lục có thể hiểu từ “mình” thứ nhất và thứ hai là chỉ người cán bộ về xuôi, từ “mình thứ ba có thể hiểu nhiều nghĩa. Từ đó, khẳng định giữa người Việt Bắc và cán bộ đã có sự gắn bó mật thiết, hòa nhập, tuy hai nhưng đã thành một. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở người kháng chiến đừng quên đi những ân tình cách mạng, đừng đánh mất chính mình dù cuộc sống có đổi thay. Trong câu hỏi, người Việt Bắc còn kể tên hai địa danh Tân Trào và Hồng Thái, hai địa danh gắn bó với hai sự kiện quan trọng trước Cách mạng tháng Tám để khẳng định: Việt Bắc chính là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn của cách mạng.
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống dân tộc.
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (tiêu biểu là đại từ “ta – mình”.
+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu.
=> Đoạn thơ là lời người ở lại vừa gợi nhắc những kỉ niệm kháng chiến gian khổ khó khăn cùng cả tình cảm gắn bó sâu sắc giữa người Việt Bắc và người kháng chiến. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở của người ở lại với người ra đi dù thời gian và hoàn cảnh thay đổi cũng đừng quên Việt Bắc, quên đi những ân tình cách mạng, đánh mất chính mình.
* Nhận xét về tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng:
- Mỗi câu thơ gợi nhắc về một hình ảnh, một kỷ niệm cụ thể cho thấy tình nghĩa thủy chung của người dân Việt Bắc đối với cán bộ trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc. Đồng thời đó cũng là tình cảm sắt son mà người cán bộ cách mạng dành cho người dân Việt Bắc.
- Cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng quân và dân cùng đoàn kết chia sẻ với nhau, cùng nhau chống lại kẻ thù và luôn thủy chung son sắt với cách mạng.
- Đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc, thể hiện những tình cảm lớn mang ý nghĩa thời đại. Đó là tình đoàn kết, tình nghĩa thủy chung của quân và nhân dân ta đối với cách mạng.