(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Văn có đáp án (Đề 31)
-
193 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
Câu 2:
Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Người đi xa để lại một mùa vàng
Lúa gặt rồi, đồng phơi gốc rạ
Cánh cò trắng về đâu hối hả
Mặt trời chìm sau lũy tre xa...
- Biện pháp tu từ liệt kê: “đồng phơi gốc rạ”, “Cánh cò trắng – hối hả",
“mặt trời chìm sau lũy tre xa".
- Ấn dụ: “một mùa vàng" -> ý chỉ những điều, thành quả tốt đẹp.
Câu 3:
Nêu nội dung của những dòng thơ sau:
Trâu ơi chớ ngỡ ngàng bước mới
Buổi tập đàu đường cày còn lỏi
Mà sá cày vẫn lật những đường vui
Đất trở mình hứa hẹn sinh sôi.
Nội dung: Khi bắt đầu một việc gì thì việc đó cũng sẽ là những điều mới mẻ, bước đầu khó tránh khỏi những thiếu sót, khó khăn. Tuy nhiên đó điều là những trải nghiệm đem đến những bài học mới, thú vị trong cuộc sống. Nếu chúng ta có cố gắng, kiên trì thì sẽ có ngày nhận được thành quả tốt đẹp.
Câu 4:
Từ suy ngẫm của tác giả về việc học cày trong bài thơ trên, anh/chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa về lẽ sống cho bản thân.
Thí sinh rút ra bài học về lẽ sống.
Gợi ý:
Mọi thành quả tốt đẹp đều bắt đầu từ những việc làm, sự cố gắng nỗ lực đầu tiên. Chính vì điều đó, chúng ta cần không ngừng học hỏi, kiên nhẫn cố gắng đừng nảo lòng rồi thành quả tốt đẹp sẽ đến.
Câu 5:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lao động đối với mỗi người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị của lao động đối với mỗi người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề giá trị của lao động đối với mỗi người. Có thể theo hướng:
- Lao động là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.
- Lao động là nền tảng để con người tồn tại, phát triển và tiến bộ
- Lao động giúp con người tìm thấy niềm vui, cuộc sống không nhàm chán và trở nên ý nghĩa hơn.
Lao động giúp con người phát triển tư duy hoàn thiện bản thân và thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.
Câu 6:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong “Người lái đò sông Đà”, tác giả Nguyễn Tuân viết:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất (5) tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số án ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr. 186-187)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp độc đáo của sông Đà.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò Sông Đà và đoạn trích.
* Phân tích đoạn trích:
- Cảnh vách đá bờ sông:
+ Miểu tả đá bờ sông “Dựng vách thành” gợi độ cao của cảnh đá bờ sông Đà.
+ So sánh “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” cho thấy sự miêu tả mới mẻ, độc đáo gợi tả cụ thể về hình dáng của dòng sông đoạn có vách đá chảy qua.
+ Lòng sông cực hẹp, vô cùng nguy hiểm: “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời, con hổ con nai có thể vọt qua sông, vả chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách”
+ Cảm giác đi trên sông qua đoạn này cũng được miêu tả chân thực qua biện pháp tương phản và so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và độc đáo.
- Ghềnh trên sông Đà: “Dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...”
+ Dài hàng cây số tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
+ Câu văn dài, nhiều vế,nhịp nhanh, dồn dập kết hợp với các từ ngữ vần trắc, những từ ngữ điệp nổi tiếp thể chỗ nhau trong các cụm từ nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió đã tái hiện sinh động sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá Sông Đà nơi mặt ghềnh.
+ Từ láy “gùn ghẻ” và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay bất cứ người lái đò nào tóm được” đã thể hiện sinh động sự hung hãn lì lợm và cuồng bạo của dòng sông.
- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát:
+ Một loạt những hình ảnh sống động, đặc sắc: “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày”, “nước ở đây thở và kêu như cửa cổng cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào” cho người đọc hình dung cụ thể về hình dạng, âm thanh của cái hút nước thật ghê người.
+ Hình ảnh liên tưởng việc đi qua cái hút nước với ô tô đi qua quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần nó. Nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ to lớn nghênh ngang bị “lôi tuột xuống đáy” hút nước, hay chiếc thuyền bị hút trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi... tan xác ở khuỷnh sông dưới để chứng minh sự nguy hiểm, tàn bạo của hút nước.
+ Nguyễn Tuân còn tạo ra một liên tưởng thú vị khi có một anh quay phim táo tợn ngồi thuyền thúng đi vào cái hút nước để bằng thủ pháp điện ảnh, nhà văn truyền tới người đọc cảm nhận về cái hút nước từ hình khối đến màu sắc của dòng sông và cả cảm giác sợ hãi rất chân thực của con người khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh như sắp vỡ tan, bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người.
=> Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, mạnh mẽ như sẵn sàng thách thức tất cả, là kẻ thù số một của con người.
- Đoạn văn sử dụng ngôn từ giàu chất tạo hình với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, triệt để sử dụng thủ pháp nhân hóa, so sánh và sử dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực đời sống, quân sự, võ thuật, điện ảnh... Nguyễn Tuân đã miêu tả rất ấn tượng về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà.
* Nhận xét về nghệ thuật xây dựng vẻ đẹp độc đáo của sông Đà:
- Cách Nguyễn Tuân xây dựng lên hình tượng sông Đà hung bạo chính là sự độc đáo không thể thay thế. Khi khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, sông Đà hiện lên không đơn thuần với đá, với thác, với nước mà còn có tính cách, hành động của một con thủy quái nham hiểm, độc ác.
- Nguyễn Tuân sắp xếp lựa chọn những từ ngữ miêu tả sắc sảo từng khía cạnh, từng vẻ đẹp của Đà giang, kết hợp với việc sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa đặc biệt là những liên tưởng độc đáo, thú vị, Nguyễn Tuân đã thực sự thành công khi để cho bạn đọc được cảm nhận sông Đà từ nhiều giác quan.
- Khai thác sông Đà, Nguyễn Tuân chú trọng xây dựng hình tượng này giữa trên hai mặt: thực tế và cái đẹp nghệ thuật. Chính cách xây dựng này vừa cung cấp thông tin chính xác vừa giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thẩm mỹ của con sông qua góc độ văn học.
-> Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công vẻ đẹp hung bạo của sông Đà một cách độc đáo.