Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Văn (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hóa có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hóa có đáp án

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hóa có đáp án

  • 53 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Theo tác giả, sự khác nhau về cách nhìn cuộc sống giữa người tích cực và người tiêu cực là gì?

Xem đáp án

Theo tác giả, sự khác nhau về cách nhìn cuộc sống giữa người tích cực và người tiêu cực:

Người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, còn người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm

Câu 3:

Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc?

Xem đáp án

Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc:

+ Thái độ sống tích cực sẽ làm cho con người luôn thấy lạc quan, dễ chịu, yêu đời… đó là cảm xúc của hạnh phúc.

+ Thái độ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực, như thế con người dễ đạt được thành công.

Câu 4:

Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên.

Xem đáp án

- HS có thể chọn những thông điệp khác nhau nhưng phải bám sát nội dung văn bản, cách lí giải phải phù hợp.

- Có thể chọn một trong những thông điệp sau:

+ Hãy luôn là người có thái độ sống tích cực

+ Thái độ sống khác nhau (tích cực và tiêu cực) sẽ mang lại những giá trị khác nhau trong cuộc sống


Câu 5:

II. LÀM VĂN

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân- hợp, song hành hoặc móc xích
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực

thể triển khai theo hướng sau:

- Giải thích

- Thái độ sống tích cực thể hiện nhận thức, quan điểm đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.

- Thái độ sống tích cực là phẩm chất đáng quý của con người, là lối sống đẹp.

- Bàn luận: thái độ sống tích cực có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống của mỗi con người:

+ Người có thái độ sống tích cực luôn nhìn cuộc sống bằng thái độ lạc quan, luôn chủ động trước mọi hoàn cảnh.

+ Thái độ sống tích cực giúp con người xác định được mục tiêu; sống có ước mơ, hoài bão; dám phấn đấu cho ước mơ, hoài bão dù phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn.

+ Người có thái độ sống tích cực luôn có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình, là yếu tố quan trọng giúp con người đạt đến thành công.

+ Thái độ sống tích cực của cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ.

(HS nêu dẫn chứng phù hợp)

- Phản biện: Một số người còn có thái độ sống tiêu cực, không nỗ lực cố gắng, thường xuyên đổ lỗi cho hoàn cảnh, hay than vãn, bao biện…

- Bài học

+ Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.

+ Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.

Câu 6:

II. LÀM VĂN

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả được nợ

(…)

Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr4-6)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn tư tưởng nhân đạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích, nhận xét ngắn gọn tư tưởng nhân đạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Khái quát về tác giả, tác phẩm

- Tác giả

+ Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong văn học Việt nam hiện đại

+ Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo, có phần quyết liệt “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không thể tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”

+ Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên vốn từ vựng giàu có.

- Truyện ngắn: Vợ chồng A Phủ

+ Truyện ngắn xuất sắc của đời văn Tô Hoài, thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn

+ Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng mà Tô Hoài đã “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với đồng bào dân tộc Tây Bắc. Tác giả đã thổ lộ “Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên”.

- Đoạn trích thuộc phần đầu của văn bản đã tái hiện số phận của nhân vật Mị trong những năm tháng làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá tra

* Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích

 - Sự xuất hiện của Mị ngay lập tức đã gây được sự chú ý của người đọc:

+ Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.

+ Một cô con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu sang nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng nhưng lúc nào cũng cúi mặt, buồn rười rượi

=> Hình ảnh Mị hiện lên trong cách miêu tả của Tô Hoài hoàn toàn tương phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy ám ảnh cho người đọc về một kiếp người héo hắt, tàn tạ, đau khổ, báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức, một bi kịch của cõi nhân thế của kiếp người làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra nơi miền núi cao Tây Bắc.

- Kiếp sống bất hạnh trong thân phận làm dâu gạt nợ của Mị

+ Tiếng là con dâu nhưng thực chất Mị là con nợ, là đứa ở, là nô lệ cho nhà thống lí. Điều đau đớn trong thân phận của Mị là ở chỗ: nếu chỉ là con nợ thay cho bố mẹ thì Mị hoàn toàn có thể hi vọng vào một ngày nào đó được giải thoát sau khi món nợ được thanh toán. Nhưng MỊ lại là con dâu bị cướp về và cúng trình ma nhà thống lí. Linh hồn Mị đã bị con ma ấy cai quản. Đến hết đời, dù món nợ đã được trả, Mị cũng sẽ không bao giờ được giải thoát, được trở về với cuộc sống tự do. Đây chính là bi kịch trong cuộc đời Mị.

+ công cụ lao động với đủ các công việc nặng nhọc: quay sợi, thái cỏ ngựa, chẻ củi, cõng nước; làm việc liên miên, quần quật suốt năm suốt tháng, không được nghỉ ngơi: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi..

+ Mị bị tước đoạt quyền tự do, như một tù nhân của chốn địa ngục trần gian, đã mất tri giác về cuộc sống: Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Câu văn miêu tả của Tô Hoài khiến người đọc liên tưởng đến một buồng giam, một ngục tù đang giam cầm một tù nhân chịu án chung thân suốt đời

+ Thân phận của Mị không bằng thân phận con trâu con ngựa trong nhà: Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm lẫn ngày.

=> Hình ảnh cuộc đời Mị cũng là hiện thân cuộc đời của những người phụ nữ, cuộc đời những người dân nghèo miền núi nước ta dưới ách áp bức, thống trị của bọn phong kiến chúa đất trước cách mạng.

- Biểu hiện tâm lí và tính cách của Mị sau chuỗi ngày đày ải trong nhà thống lí Pá tra:

+ Cuộc đời của Mị bây giờ chỉ là chuỗi ngày mòn mỏi với những ý nghĩ buông xuôi phó mặc, đầu hàng số phận: Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. Đó là suy nghĩ của một người hầu như không còn sức sống, một người sống như đã chết, sống trong cảm giác chờ đợi sự giải thoát từ cái chết

+ Mị không còn ý thức về không gian hay thời gian: Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ. Mị tính thời gian bằng chuỗi công việc nhàm chán và nhọc nhằn, những công việc triền miên tuần hoàn từ mùa này sang mùa khác, năm này qua năm khác. Không gian với Mị chỉ là cái buồng lạnh lẽo tối tăm có cái ô cửa vuông nhỏ bằng bàn tay.

+ Mị bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng. Đến cái chết Mị cũng chẳng còn nghĩ đến nữa: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi không còn ý niệm về sự khổ. Bây giờ dường như trong Mị chỉ còn một ý niệm duy nhất- ý niệm về thân trâu ngựa của mình.

+ Mị sống âm thầm như một cái bóng: Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Phép so sánh vật hóa (kiếp người là kiếp vật) tô đậm số kiếp bất hạnh, đáng thương của Mị: bị áp bức tàn nhẫn, bị cường quyền đè đầu cưỡi cổ, bị thần quyền trói buộc, giam hãm đến mất cả tự do. Cái tủi nhục kiếp người trong xã hội xưa: “Thương thay thân phận con rùa - Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia” dường như hiện lên một cách đủ đầy trong phép so sánh của Tô Hoài.

=> Những biểu hiện tâm lí và tính cách của Mị chính là hậu quả của kiếp sống nô lệ làm dâu gạt nợ, hậu quả sự áp bức của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục.

* Nghệ thuật khắc họa nhân vật

- Tô Hoài đã khắc họa cuộc đời bi thảm của nhân vật bằng những so sánh liên tường đặc sắc: Mị là con trâu, con ngựa, Mị như con rùa trong xó cửa; Mị không bằng con trâu, con ngựaĐây là thủ pháp vật hóa nhưng không mang lại hiệu quả trào phúng mà lại đạt hiệu quả tối đa trong việc cực tả nỗi đau thân phận của nhân vật: kiếp người là kiếp vật, thậm chí không bằng kiếp vật.

- Nghệ thuật liệt kê: liệt kê các công việc Mị phải làm từ đó hiện lên cái vòng tròn công việc lặp đi lặp lại, triền miên, đằng đẵng, đầy đau khổ của bao kiếp đàn bà sa chân vào nhà thống lí.

- Kể chuyện kịch tính, hấp dẫn: Cách dẫn truyện thông qua lời kể của người dân này tạo điều kiện thuận lợi để nhà văn đưa vào truyện những nét đặc sắc trong phong tục tập quán, lối sống, lối cảm nghĩ, lối nói của đồng bào miền núi. Lối dẫn truyện mang dáng dấp của lối kể chuyện cổ tích, tạo nên tính hấp dẫn cho cốt truyện - Nhà văn hóa thân vào nhân vật để diễn tả suy nghĩ, tâm lí…Tô Hoài để cho Mị tự thể hiện mình bằng tâm trạng và các cảm xúc tinh tế, tạo nên sự hứng thú cho người đọc

- Nhà văn có sư kết hợp khéo léo giữa miêu tả và kể chuyện cùng nhịp điệu trần thuật chậm, trầm lắng, giọng điệu đầy xót xa thương cảm…Chính điều này đã tạo nên những trang văn giàu cảm xúc, chân thực về cuộc đời, số phận tủi nhục của người dân miền núi.

- Thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích còn là ở cách; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc

* Nhận xét ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo

- Đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của đồng bào Tây Bắc khi phải sống kiếp sống trâu ngựa trước ngày giải phóng

- Gián tiếp tố cáo mạnh mẽ sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi đối với người lao động nghèo khổ

- Nhà văn nói lên một sự thật đau xót: sự hủy diệt ý thức sống của con người. Dưới ách thống trị của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục người dân lao động miền núi Tây Bắc bị chà đạp một cách tàn nhẫn về thể xác, bị áp chế tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, mất dần ý niệm về cuộc đời; từ những con người có lòng ham sống mãnh liệt trở thành những người sống mà như đã chết, tẻ nhạt và vô thức như những thứ đồ vật.

Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương